Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế

Tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế
Ngày đăng: 01/09/2015

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả kinh tế cao

Trong cái nắng như thiêu như đốt của những ngày tháng 8 bỏng rát, thế mà những hộ nuôi trồng thủy sản dưới chân cầu Thạnh Đức lại vô cùng nhàn nhã. Bởi điều kiện thả nuôi ở đây rất thuận lợi. Cá sinh trưởng, phát triển nhanh và ít bị hao hụt.

Ông Cao Nhanh, một trong những hộ chuyên nuôi và cung cấp cá giống lớn nhất ở Phổ Thạnh chia sẻ: “Tôi ra chân cầu này nuôi thủy sản cũng đã trên chục năm rồi. Hồi đó cuộc sống  còn nhiều khó khăn lắm, nên phải vay mượn để có tiền làm ăn. Lúc ấy con tôm hùm đang thịnh nên tôi chỉ nuôi tôm hùm là chính.

Tuy nhiên, qua quá trình nuôi và tìm hiểu thì tôi nhận thấy, tuy con tôm hùm đem lại lợi nhuận cao, nhưng thời gian thả nuôi lâu nên khó quay vòng vốn và rủi ro cao. Do đó, mấy năm nay tôi bắt đầu nuôi cá và nuôi hàu Thái Bình Dương nhiều hơn”. Bên cạnh việc nuôi cá, hàu thương phẩm, ông Nhanh còn khai thác và ươm giống cá hồng tự nhiên để cung cấp cho các hộ nuôi khác với số lượng mỗi năm xuất ra thị trường khoảng vài chục nghìn con cá giống. Trong đó nhiều nhất là cá hồng và cá bớp. Ông Nhanh cho biết: “Cá hồng tôi đang nuôi thương phẩm và cá hồng giống đều là cá hồng tự nhiên nên chất lượng thịt rất ngon.

Vì thế giá bán của loại cá này cũng rất cao, khoảng 250 nghìn đồng/kg”. Ngoài cá hồng, ông Nhanh còn thả nuôi nhiều loại cá đặc sản khác. Tính ra trung bình mỗi năm, ông Nhanh thu lãi trên 500 triệu đồng từ nuôi cá, tôm dưới chân cầu Thạnh Đức

Không chỉ riêng ông Nhanh, mà con cá, con hàu đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hàng chục hộ dân sống ở vùng ven biển này. Và hiện tại, đầu ra cho các loại cá nước lợ nuôi trong lồng là rất lớn. Theo các hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Phổ Thạnh thì chỉ tính riêng thị trường ở địa phương đã không đủ để cung cấp.

Do đó, nhiều hộ dân ở đây đang tìm hướng để mở rộng thêm diện tích thả nuôi cá và thu hẹp dần diện tích nuôi tôm hùm.

Triển vọng từ mô hình nuôi cá bớp

Nhận thấy mô hình nuôi cá nước lợ đem lại hiệu quả cao, những năm gần đây, một số hộ dân ở Phổ Thạnh đã tăng cường đầu tư, mở rộng thêm diện tích lồng bè để nuôi.

Tuy nhiên, một trong những loại cá được các hộ nuôi xem là triển vọng và đem lại lợi nhuận cao hiện nay chính là cá bớp. Về mô hình nuôi cá bớp ở Phổ Thạnh thì ông Võ Văn Được là một trong những người tiên phong và đã thu lợi nhuận cao từ loại cá này. Ông Được chia sẻ: “Hầu hết người dân ở đây đều sống nhờ vào việc đi biển và nuôi trồng thủy sản. Trong đó có nhiều hộ thoát nghèo và vươn lên khá giả cũng nhờ con tôm, con cá và con hàu Thái Bình Dương. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tôi nhận thấy mô hình nuôi cá bớp rất có tiềm năng và có giá trị kinh tế cao.

Đầu ra cho sản phẩm cũng rất dồi dào. Vì hiện nay, hầu hết các nhà hàng, tiệc cưới đều sử dụng cá bớp để nấu lẩu, nấu ngọt… Theo ông Được, cá bớp thuộc loại sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thất thoát ít. Hơn nữa cá bớp thuộc loại ăn khỏe. Thức ăn của cá chủ yếu là cá tạp nên rất dễ nuôi.

Do đó, chỉ trong vòng 8 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng khoảng 4 - 5 kg/con. Với giá bán từ 160 – 170 nghìn đồng/kg như hiện nay thì lợi nhuận mà cá bớp mang lại là “một lời một” Sau một thời gian nuôi cá bớp thấy hiệu quả, đồng vốn bỏ ra ít mà lại nhanh thu hồi, ông Được đã chuyển toàn bộ lồng nuôi tôm hùm sang nuôi cá bớp. Hiện tại, ông thả nuôi khoảng 900 con cá bớp theo hai vụ gối đầu.

Tính ra, mỗi năm ông thu trên 2 tấn cá bớp, lợi nhuận mang lại trên 100 triệu đồng. Tiềm năng về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Quảng Ngãi là rất lớn. Song không phải địa phương nào cũng biết tận dụng lợi thế, khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế. Vì vậy mô hình nuôi cá nước lợ trong lồng ở xã Phổ Thạnh là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả

. Tuy nhiên, để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững thì các địa phương cần phải có quy hoạch cụ thể, để đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm cản trở việc đi lại của tàu thuyền, cản trở dòng chảy và người dân có thể an tâm thả nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Lúc Ta Tự Dìm Hàng Mình Nhiều Lúc Ta Tự Dìm Hàng Mình

Tôi cho rằng đó là vấn đề tư tưởng. Nông dân ta vốn cần cù, chịu khó nhưng tư tưởng nhiều người còn thủ cựu, còn bị kìm hãm. Họ bảo thủ nên khi vận động để làm lợi cho họ mà có khi không làm hoặc làm nhưng ẩu. Làm cho chính mình, có người hướng dẫn ở đó thì đúng nhưng không có là làm sai. Làm cho chính mình nhưng có hỗ trợ mới tích cực còn không thì qua loa, đại khái.

13/06/2014
Khuyến Cáo Không Nên Nhổ Bỏ Hàng Trăm Hécta Ớt Khuyến Cáo Không Nên Nhổ Bỏ Hàng Trăm Hécta Ớt

Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.

05/07/2014
Giá Cà Phê Tăng, Nông Dân Tiếc Nuối Giá Cà Phê Tăng, Nông Dân Tiếc Nuối

Mức giá này đã tăng đồng loạt 600 đồng/kg so với tuần trước. Tuy nhiên, lượng hàng cà phê trong dân hiện nay không còn nhiều vì nông dân đã bán ra trong thời điểm giá còn thấp.

05/07/2014
Huyện Đầu Nguồn An Phú Với Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Heo Nước Ngọt Huyện Đầu Nguồn An Phú Với Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Heo Nước Ngọt

Hiện nay ở An Giang, phong trào nuôi cá heo nước ngọt trong bè, nhiều nhất là ở đầu nguồn huyện An Phú nơi tiếp giáp với biên giới Campuchia. Năm 2010 tại đây chỉ có khoảng 10 hộ nuôi cá heo trong bè, nay đã có hơn 50 hộ và nhiều hộ nơi đây đã trở nên khá, giàu với việc nuôi loại cá này.

07/07/2014
Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả Tổ Nuôi Tôm An Toàn Bền Vững Hoạt Động Hiệu Quả

Đầu năm 2012, có 20 hộ nuôi tôm ở thôn Sơn Hải 1 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) liên kết nhau thành lập Tổ nuôi tôm an toàn bền vững (NTATBV) và đã mang lại nhiều lợi ích cho các hộ tham gia, đồng thời có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương.

13/06/2014