Hanh Cù phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ- thương mại tăng. Đảm bảo an toàn lương thực tại địa phương. Đầu tư cơ sở hạ tầng có tiến bộ toàn diện, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Từ các hoạt động phát triển kinh tế đã tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa- xã hội phát triển đồng đều theo hướng “chuẩn hóa, xã hội hóa và từng bước hiện đại hóa”, đời sống vật chất, tinh thần và mức hưởng thu văn hóa của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22% năm 2011 xuống ước còn 8,4% năm 2015, công tác y tế, giáo dục từng bước phát triển, an ninh trật tự ổn định
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn theo giá hiện hành hiện đạt 24,68 tỷ đồng, bằng 107,3% so với chỉ tiêu Đại hội, tăng 66,8% so đầu nhiệm kỳ, tốc độ tăng bình quân 11%/năm. Về cơ cấu kinh tế, nông lâm nghiệp chiếm 55,4%, công nghiệp- xây dựng 19,2%, dịch vụ- thương mại 25,4%. Tổng sản lượng lương thực đạt 912 tấn, giá trị sản xuất đạt 10,5 triệu đồng/ người/ năm, tăng 56% so với đầu nhiệm kỳ, bình quân lương thực đầu người đạt 372 kg/người/năm… Do có sự đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cây trồng đạt khá, sản lượng tăng như năng suất lúa bình quân đạt 54 tạ/ha, tăng 6,5% so với đầu nhiệm kỳ; năng suất cây ngô đạt 42 tạ/ha, tăng 40%.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Huân- Chủ tịch UBND xã cho biết: Có được kết quả đó là nhờ trong 5 năm qua, Đảng ủy, UBND xã và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể luôn đoàn kết, thống nhất cao trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Sản lượng cây có hạt đạt và vượt kế hoạch đề ra, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Trong sản xuất nông nghiệp, xã tập trung sự lãnh chỉ đạo từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính.
Đồng thời tăng cường chỉ đạo khung lịch thời vụ và đổi mới cơ cấu giống trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng diện tích trà xuân muộn, trà mùa sớm để đảm bảo sản xuất vụ đông; chủ động đưa một số giống cây trồng có năng suất và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, ngô lai và rau, màu các loại. Đối với cây chè, xã tập trung đầu tư thâm canh, trồng lại, trồng mới bằng các giống có năng suất chất lượng, đưa năng suất cây chè từ 54 tạ/ha năm 2010 lên 70 tạ/ha năm 2015.
Khai thác lợi thế của vùng chiêm trũng để phát triển nuôi thả cá với tổng diện tích trên 100ha, sản lượng cá năm sau cao hơn năm trước, năm 2015 ước đạt 105 tấn. Sản lượng gia súc, gia cầm hàng năm đạt 30- 32 tấn, có nhiều mô hình phát triển kinh tế tốt, cho thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên, điển hình như các hộ gia đình: Anh Việt- chị Thủy, ở khu 3 chăn nuôi tổng hợp 500 vịt đẻ, 1.000 con gà, 15 con bò, 7 lợn đực phối giống và hàng chục con lợn rừng lai…; anh Toán ở khu 3 thầu 7- 10ha mặt nước nuôi vịt, thả cá; anh Minh ở khu 7, trồng gần 10ha chè; anh Tâm ở khu 8, nuôi 10 lợn nái, hàng chục lợn thịt….
Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, dịch vụ vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp có chuyển biến tích cực, bước đầu đảm bảo các yêu cầu về giống, vật tư phân bón, dự báo và phòng trừ dịch bệnh. Không để đất trống, đồi trọc, 52ha đồi rừng của xã được phủ xanh, chăm sóc tốt.
Sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ- thương mại chiếm tỷ trọng 44,6% cơ cấu kinh tế và tiếp tục phát triển khá, thu hút 43,8% lực lượng lao động, dịch vụ Bưu chính viễn thông, vận tải, nhà hàng, buôn bán nhỏ phát triển tốt, cạnh tranh lành mạnh và đúng hướng tạo động lực thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã.
Hoạt động đầu tư phát triển có tiến bộ toàn diện cả về quy hoạch, quản lý và sử dụng vốn. Đến nay, tỷ lệ giao thông được cứng hóa đạt 47%/45% chỉ tiêu Đại hội, tổng số vốn đầu tư xây dựng giai đoạn 2011- 2015 tăng 1,5 lần so với đầu nhiệm kỳ, các công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, bước đầu đã phát huy hiệu quả.
Bên cạnh đó, xã còn chú trọng củng cố quan hệ phát triển sản xuất, tạo điều kiện thu hút các doanh ngiệp nhỏ vào đầu tư sản xuất, góp phần tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho nhân dân trong xã; có các biện pháp tuyên truyền, vận động về thu gom rác thải để bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an toàn thực phẩm… Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2011 xuống ước còn 8,4% năm 2015; hàng năm tỷ lệ gia đình văn hóa tăng 2- 3%, năm 2015 ước đạt 80%…
Thời gian tới, Hanh Cù tiếp tục khai thác tốt tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực, tranh thủ mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội với nhịp độ cao và bền vững, trên cơ sở từng bước đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ- công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp hợp lý, phấn đấu duy trì tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất 11%/năm, bình quân giá trị sản xuất đầu người đạt 17 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 0,8%/năm; số hộ gia đình, khu dân cư văn hóa đạt từ 80% trở lên; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Có thể bạn quan tâm
Tính đến tháng 9/2013, toàn tỉnh Bạc Liêu chỉ thực hiện được 11 hợp đồng bảo hiểm tôm nuôi (gồm 9 hộ nuôi trên diện tích hơn 7ha), tổng chi phí hơn 355 triệu đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 213,26 triệu đồng).
Cách pha trộn thức ăn với lá cây bạch đàn rất đơn giản, không chỉ phòng ngừa bệnh heo tai xanh hiệu quả mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí tiêm phòng vắc xin khá lớn.
Ngày 10/10, tại xã Hợp Thanh, phòng NN & PTNT huyện Lương Sơn (Hòa Bình) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi tổ chức tổng kết mô hình vịt bầu Bến tại 3 xã vùng Nam Lương Sơn (Cao Dương, Cao Thắng, Hợp Thanh).
Gia đình anh Hơn có 6 công vườn, trước đây trồng nhãn da bò. Năm 1990, đầu ra cây nhãn không ổn định, anh Hơn mạnh dạn đốn bỏ trồng chôm chôm Java và chôm chôm nhãn. Bốn năm sau vườn chôm chôm cho thu nhập ổn định, tuy nhiên, nếu để chôm chôm ra hoa mùa thuận thì hàng dội chợ, bán giá không cao.
Hằng năm, từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, do ảnh hưởng của gió bấc, các vùng nuôi trồng thuỷ sản thường bị ảnh hưởng nặng nề của áp thấp nhiệt đới, mưa nắng thất thường, tôm nuôi khó phát triển.