Ngư dân trúng mẻ cá gần 4 tỷ đồng
Ông Luân bắt đầu thả lưới vây rút chì từ ngày 8/6 tại khu vực vùng biển thuộc xã Vinh Hiền cách bờ khoảng trên 10 hải lý. Tại đây, sau khi vây lưới đã có khoảng hơn 70 tấn cá thiều mắc lưới (từ 4 - 7 kg/con). Ông Luân phải huy động nhiều bạn thuyền ra khai thác dần dần số cá vào bờ bán cho thương lái với ngày đầu tiên bán giá 100 - 105 nghìn/kg; ngày thứ 2 và thứ 3 bán với giá 50 - 55 nghìn/kg.
Sau khi chia một ít số cá cho những hộ dân giúp ông khai thác, ông bán 70 tấn cá thiều với giá 3,85 tỷ đồng. Khu vực ông Luân đánh lưới vây rút chì có mực nước sâu chừng 20 - 25m. Theo ngư dân ở đây cho biết, đặc tính mùa này cá thiều bắt đầu bơi vào bờ và lúc gặp trời giông sẽ sinh sản nên ông Luân đánh lưới vây được cả đàn. Trước đó, ông Luân đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để mua hệ thống lưới vây rút chì này.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin này được ông Phạm Trương, Bí thư Huyện ủy Hoài Nhơn, cho biết tại cuộc họp Tỉnh ủy vào ngày 2.10.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm)
Niên vụ cà phê 2014-15 mới qua. Một năm mua bán mới vừa bắt đầu. Nhìn lại hoạt động một năm qua, Hiệp hội Cà phê & Ca Cao Việt Nam cho rằng đây là một niên vụ cà phê “đau buồn”. Thử tìm hiểu lý do vì sao.
Ông Võ Thành Đô, Phó cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm - thủy sản và nghề muối cho biết, từ nay đến năm 2020 và định hướng 2030, cả nước chưa cần xây dựng thêm các cơ sở chế biến mới càphê, hồ tiêu, chỉ chú trọng đầu tư bổ sung,...