Cô kỹ sư thủy sản sáng tạo vượt khó
Sau một thời gian làm việc tại Trại sản xuất nghiên cứu thử nghiệm giống thủy sản cô nhận thấy phần lớn cán bộ kỹ thuật tuổi trẻ, ít kinh nghiệm đầy nhiệt huyết, yêu nghề. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của trại khá hoàn chỉnh phù hợp cho việc nghiên cứu thử nghiệm, sản xuất đối tượng giống mới nhưng mới được sử dụng một phần.
Từ thực trạng và để khai thác, sử dụng hết công suất cơ sở vật chất của đơn vị, cô đã nghiên cứu và chủ động đề xuất với lãnh đạo hướng phát triển của Trại sản xuất giống. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Chi bộ, lãnh đạo Trung tâm, cô cùng tập thể triển khai mô hình tổ chức chia các tổ nhỏ như:
- Tổ khoa học công nghệ: Chuyên nghiên cứu thử nghiệm sản xuất đối tượng giống mới, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
- Tổ dịch vụ sản xuất giống thủy sản: Ứng dụng kết quả chuyển giao công nghệ, kết quả sản xuất thử nghiệm, kết quả đề tài khoa học, từ đó sản xuất các đối tượng giống thủy sản đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân trong và ngoài tỉnh Ninh Thuận, bên cạnh đó kết hợp tư vấn kỹ thuật.
Việc hình thành các tổ nhỏ giúp cho đào tạo nguồn nhân lực quản lý, nâng cao khả năng làm việc nhóm, qua đó nâng cao năng lực trong hoạt động sản xuất giống thủy sản. Khi các tổ bước vào hoạt động xuất hiện không ít khó khăn do năng lực chuyên môn không đồng đều, kinh nghiệm không có, thời tiết, môi trường nước… ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Để khắc phục, sau mỗi đợt sản xuất giống mới, sản xuất thử nghiệm các đối tượng nuôi trồng thủy sản theo đề tài, cô cùng tập thể tổ chức thảo luận chuyên đề đúc kết quy trình sản xuất, nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, phân tích mặt được để phát huy, mặt chưa được cần khắc phục.
Quá trình sản xuất do thời tiết bất lợi cho sản xuất giống dẫn đến hiệu quả thấp, cô đã nghiên cứu có sáng kiến “thay đổi, cải tiến trong quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm thẻ” bằng phương pháp “Lọc, đảo trước khi thả Nauplius” cho kết quả tốt. Cụ thể: Trước đây, sau khi xử lý nước thì tiến hành thả Nauplius làm phát sinh tồn dư các chất cặn bẩn, chất nhớt trên bề mặt hồ và dây sục khí. Sau khi áp dụng biện pháp bơm lọc nước qua hồ mới trước khi thả Nauplius (không quá 24 giờ) đã khắc phục được hiện tượng trên.
Việc triển khai các hoạt động sản xuất, thử nghiệm phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu nên kết quả đạt được thường không ổn định. Cô đã cùng cán bộ kỹ thuật nghiên cứu tổ chức thay đổi quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá biển theo phương thức: Chuyển mô hình ương nuôi giống cá bớp trong ao bạt sang mô hình ương nuôi giống cá bớp trong bể xi măng. Từ khi chuyển đổi mô hình ương nuôi, tỷ lệ sống của cá giống tăng lên rõ rệt, chất lượng cá cũng được cải thiện, hiện tượng cá hở mang và trề môi không còn xuất hiện.
Cô cùng với tập thể cán bộ kỹ thuật Trại sản xuất đảm nhiệm nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công một số loại giống mới đồng thời làm chủ quy trình sản xuất như: Quy trình sản xuất giống tôm càng xanh, Quy trình sản xuất Hàu Thái Bình, Quy trình sản xuất cá Chẽm, cá Bớp, Quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
Triển khai, thực hiện hoàn thành 02 đề tài sản xuất giống cua xanh và giống ghẹ xanh, đặc biệt đã sản xuất ra một số con giống mới như: Hàu Thái Bình Dương và giống cá bớp. Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm đưa vào hoạt động sản xuất dịch vụ giống, tạo con giống có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản của bà con trong và ngoài tỉnh, tạo thêm nguồn thu cho đơn vị.
Kết quả: Năm 2012, trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và giống cua xanh đạt trên 7,1 triệu con, doanh thu trên 400 triệu đồng; Năm 2013: Tổng sản lượng giống các loại (giống tôm thẻ chân trắng, giống tôm sú, giống cá chẽm, giống cá bớp) đạt trên: 56 triệu con, doanh thu trên 3,2 tỷ; Năm 2014: Tổng sản lượng giống các loại đạt trên 51 triệu con, doanh thu trên 3,8 tỷ; 6 tháng đầu năm 2015 doanh thu đạt trên 2 tỷ. Tổng doanh thu qua các năm đạt trên 9,4 tỷ.
Trại sản xuất thuộc Trung tâm Giống hải sản cấp I, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giờ đây được nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập. Trại đã đảm nhận tập huấn cho 37 cán bộ kỹ thuật trong và ngoài tỉnh về qui trình kỹ thuật sản xuất giống hải sản. Kết quả trên, có phần đóng góp của cô kỹ sư trẻ luôn gương mẫu, sáng tạo vượt khó thực hiện ước mơ hoài bảo của mình “ Là thanh niên phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận bởi những tháng năm sống hoài, sống phí…”.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.
Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...
Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.
Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.
Nuôi tôm trên chân ruộng lúa mùa lũ thời gian qua mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều nông dân. Năm nay nước lũ về sớm gần 1 tháng nên con tôm “lên đồng” sớm hơn. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mực nước thượng nguồn khiến nhiều hộ nuôi tôm hết sức lo lắng.