Tạm Trữ Gạo Còn Chậm Chạp

Tính đến trung tuần tháng 8-2014, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có bảy doanh nghiệp đầu tư kho thu mua và tạm trữ lúa, gạo với tổng công suất chứa 240.000 tấn kho. Song tiến độ triển khai thực hiện còn khá chậm.
Đến nay, chỉ có Công ty TNHH MTV Thủy sản Hoàng Long đã hoàn thành xong hệ thống kho và đang xin giấy phép xuất khẩu, riêng Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam và Công ty TNHH Ngọc Phú Thành đã thực hiện đầu tư cơ bản hoàn thành 70%-80% phần xây dựng kho và chuẩn bị đưa vào sử dụng. Các doanh nghiệp còn lại đang trong quá trình xây lấp mặt bằng kho.
Hiện UBND tỉnh Hậu Giang đã giao cho Sở KH&ĐT chủ trì xử lý, đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các kho tạm trữ lúa gạo.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.

Nghề trồng táo ở tỉnh ta tồn tại hơn 20 năm qua, nhưng chưa có điều kiện phát triển. Tuy nhiên vài năm gần đây thị trường tiêu thụ được mở rộng, giá cả ổn định nên nhiều hộ nông dân tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích.

Chúng tôi có dịp trở lại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh một trong những vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa. Vài tháng trước, người nuôi đã xuất bán lứa tôm thịt thả nuôi từ tháng Giêng năm ngoái với giá chỉ 1,1 - 1,3 triệu đ/kg, trong khi chi phí đầu tư, tỷ lệ hao hụt cao nên đều thua lỗ.

Qua nguồn thông tin từ các hộ ngư dân hành nghề lặn hải đặc sản và báo cáo của các cộng tác viên tại địa phương, thì hiện nay đã có hiện tượng nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị chết tại một số khu vực trên vùng biển Bình Thuận. Chi cục Thủy sản đã cử cán bộ xuống khảo sát tại địa bàn.