Mô Hình Nuôi Chồn
Cách nay hơn 3 tháng, gia đình ông Ngô Hồng Phước, ngụ ấp Xóm Lớn, xã Lý Văn Lâm (TP. Cà Mau), đầu tư 70 triệu đồng mua 20 con chồn giống về nuôi. Sau thời gian chăm sóc, đến nay đàn chồn phát triển khá tốt, mỗi con có trọng lượng trên 5 kg và bắt đầu sinh sản.
Thức ăn cho chồn chủ yếu là chuối và cá tạp. Với giá 700.000 đồng/kg đối với chồn thịt và 4,5 triệu đồng/cặp đối với chồn giống như hiện nay, gia đình ông sẽ thu lãi khá cao.
Đây là mô hình phù hợp với điều kiện của người dân khu vực nông thôn, vừa tạo thêm việc làm, vừa tăng thu nhập cho gia đình nên cần được phát huy, nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 9-6, UBND TP HCM làm việc với các sở ngành, hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích trồng ngô tại các tỉnh Tây Bắc đạt 278.800ha, chiếm tới 25% diện tích trồng ngô của cả nước. Tuy nhiên, năng suất ngô ở vùng này cũng chỉ đạt 3,2 tấn/ha, thấp hơn hẳn so với năng suất bình quân cả nước.
Gần 3 năm qua nghề câu mực khơi xa ở xã Bình Chánh (Bình Sơn - Quảng Ngãi) liên tiếp bị mất mùa, mất giá khiến nhiều ngư dân phải chuyển đổi sang nghề lưới vây. Thế nhưng mùa biển năm nay ngư dân trúng đậm mùa mực, giá thu mua lại tăng lên 30% nên bà con ngư dân rất phấn khởi.
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra và tăng cường vận động, tuyên truyền, kiên quyết không được thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn; đồng thời, có hướng khắc phục ảnh hưởng môi trường gây ra (nếu có).
Đó vợ chồng anh chị Văn Khỏe mà chúng tôi muốn nói đến trong câu chuyện dưới đây, khi họ đã góp phần làm sống lại cả vùng đất nuôi trồng thủy sản Tân Thành- Đồ Sơn sau nhiều năm kiên trì đeo bám công nghệ nuôi tôm công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.