Tạm dừng thu thuế xuất khẩu mì lát

Theo tin từ Sở Công Thương, ngày 26.8 Văn phòng Chính phủ đã ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, đồng ý về nguyên tắc với các kiến nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 10420/BTC-CST ngày 29.7.2015, trong đó có việc tạm dừng thực hiện áp dụng mức thuế 5% đối với xuất khẩu mì. Theo Bộ Tài chính, việc tạm dừng thực hiện mức thuế này là để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) và người nông dân trồng mì. Được biết lượng mì lát còn tồn ở các kho trong nước vào khoảng 500 ngàn tấn.
Trước đó, Báo Bình Định đã đăng tải bài: “Tăng thuế xuất khẩu mì lát: Quá đột ngột, doanh nghiệp không kịp trở tay”, phản ánh những băn khoăn, lo lắng và bức xúc của các DN chuyên xuất khẩu mì lát trong tỉnh khi tiếp nhận Thông tư số 63/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng mì lát từ 0% lên 5%, thời gian áp dụng mức thuế này từ ngày 20.6.2015.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12.11, tại TP Quy Nhơn, Sở NN&PTNT đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Nông nghiệp Việt Nam (14.11.1945-14.11.2015).

Bệnh chết cây con: Do nhiều loại nấm gây ra, nhưng chủ yếu là nấm Rhizoctonia, Pythium, Fusarium, Phytophphthora spp.

Theo Sở NN&PTNT, qua khảo sát, quy hoạch đất trồng lúa tại Bình Định, nhóm đất nhiễm phèn, mặn trung bình và ít khoảng 3.939 ha, tập trung ở các huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, TP Quy Nhơn.

Từ đầu năm đến nay, thị xã An Nhơn đã tổ chức 2 đợt tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu, bò trên địa bàn (đợt 1 tiêm 21.287 con, đợt 2 tiêm 21.933 con) đều đạt trên 87%.

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là mầm bệnh nguy hiểm, nó gây chết tôm và thiệt hại kinh tế rất lớn trong thời gian gần đây. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus hiện nay được xác định là tác nhân gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.