Tái tạo nguồn lợi biển từ con điệp quạt
Bởi lẽ, thành công mô hình nuôi điệp quạt này có thể đạt chứng nhận MSC và thương hiệu “Điệp quạt Bình Thuận” sẽ lan tỏa trên thị trường trong và ngoài nước.
Nuôi điệp quạt tại vùng biển Hòn Cau
Vùng biển Bình Thuận vốn có nhiều loại nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, trong đó loại điệp có trữ lượng khá lớn.
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ phân bố chủ yếu dọc theo ven biển khu vực từ bờ ra đến 20m nước sâu, tập trung nhiều ở bãi Lai Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau, Phan Rí Cửa.
Trữ lượng nhuyễn thể khoảng 50.000 tấn/năm; khả năng khai thác có thể đạt tới 25.000 đến 30.000 tấn/năm.
Loại điệp quạt phân bố chính ở các khu vực Phan Thiết, Khánh Thiện, Phan Rí Cửa, Hòn Cau.
Có năm Bình Thuận được mùa điệp quạt, sản lượng thu mua về các cơ sở chế biến không sơ chế kịp.
Tuy nhiên, thời gian gần đây trữ lượng điệp cạn dần do khai thác điệp con quá mức và đã ảnh hưởng lớn đến ngưồn điệp quạt xuất khẩu…
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt đó, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, Công ty TNHH Hải Nam;
Quỹ thách thức doanh nghiệp Việt Nam VBCF và cộng đồng ngư dân đã liên kết để xây dựng mô hình quản lý cộng đồng bảo vệ, tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lợi điệp tại vùng biển xã Phước Thể (Tuy Phong).
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, cho biết:
“Đây là dự án nuôi điệp quạt đầu tiên của cả nước, nhằm khôi phục nguồn lợi điệp tự nhiên, tái tạo trữ lượng khai thác ổn định cho ngư dân và hướng đến các tiêu chuẩn chứng nhận MSC (theo tiêu chuẩn về môi trường) cho ngành khai thác con điệp bền vững đầu tiên của Đông Nam Á;
Kết nối cộng đồng ngư dân với doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý để tái tạo nguồn lợi điệp đang bị cạn kiệt…”.
Triển khai dự án này, năm 2014, 2015 Công ty TNHH Hải Nam đã đầu tư 5,4 tỷ đồng cùng với ngân sách của tỉnh khoảng 3 tỷ đồng, thả 35 triệu con giống xuống vùng biển Phước Thể (khu vực Hòn Cau).
Tham gia chương trình này có 150 hộ dân với hơn 300 lao động cùng các nhân lực khác bảo vệ vùng biển tái tạo điệp quạt.
Sau 6 tháng nuôi, điệp quạt vùng biển Phước Thể phát triển khá tốt.
Hiện nay điệp nuôi được tổ cộng đồng ngư dân bảo vệ tại khu vực Hòn Cau.
Tại khu vực này được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt.
Đây là dự án thí điểm nuôi điệp quạt được phân cấp quản lý, khai thác nguồn lợi thủy sản cho địa phương và cộng đồng ngư dân.
Qua đó, nâng cao năng lực hoạt động và trách nhiệm của cộng đồng trong việc tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển.
Ông Nguyễn Văn Thuận, trợ lý Ban giám đốc Công ty TNHH Hải Nam cho hay: “Điệp quạt thương phẩm làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu ngày càng bị cạn kiệt.
Vì vậy, mục đích của dự án là khai thác bền vững nguồn điệp quạt tự nhiên.
Dự án đã nhận được sự quan tâm rất lớn của chính quyền địa phương, các nhà khoa học.
Sự thành công của dự án sẽ mang lại lợi ích cho ngư dân, doanh nghiệp, bảo vệ được môi trường biển và hướng tới giữ được nguồn lợi điệp xuất khẩu ổn định.
Với dự án này thành công thương hiệu “Điệp quạt Bình Thuận” sẽ được lan tỏa rộng trên các thị trường trong nước và khu vực.
Có thể bạn quan tâm
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện tuyến trùng gây hại 360ha hồ tiêu, tỉ lệ hại từ 5 đến 50% dây; bệnh chết chậm gây hại 60ha, tỉ lệ bệnh từ 0,5 đến 20% dây, tập trung tại xã Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa).
Sau thu hoạch lúa Đông Xuân, cánh đồng ấp Ngã Ngay (xã Tân Long - Mang Thít - Vĩnh Long) không cày ải, mà xả nước tràn đồng với lý do để nhử lúa cỏ, lúa lai. Cách làm này nhận được sự đồng tình của nhiều nông dân, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng lợi bất cập hại.
Đó là trại sản xuất nấm dược liệu linh chi Yên Tử của ông Tạ Đức Khương ở khu phố 2, thị trấn Mạo Khê (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Đây là một trong những nhân tố mới phát triển mô hình sản xuất nấm linh chi quy mô lớn theo chuỗi công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất khép kín ở huyện Đông Triều.
Cà phê được xác định là một trong những loại cây công nghiệp chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh và trình độ canh tác của nông dân. Ở tỉnh Sơn La, cây cà phê được quy hoạch tập trung ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và Thành phố.
Cách đây vài năm, cũng như nhiều bà con trong vùng, ông Nguyễn Văn Chí, ở ấp Thăm Trơi B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, quen với việc làm ruộng độc lập. Ông cho biết, lúc đó, người bơm nước người không nên cuối cùng người này làm ảnh hưởng ruộng lúa người khác. Ðến cuối vụ, ai cũng bị thất thoát, năng suất lúa không cao.