Tái Đàn Chăn Nuôi Sau Lũ
Sau lũ, nông dân xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) khẩn trương vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh, chuẩn bị con giống để tái đàn và phát triển chăn nuôi. Đây là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lụt vừa qua.
Sau lũ gia đình chị Trần Thị Lịnh ở thôn Hương Nhượng Nam, xã Tịnh Đông đã tu sửa lại chuồng trại, phun thuốc sát trùng, rải vôi đảm bảo ổn định cho việc chăn nuôi gà của gia đình. Để đảm bảo gà cung ứng ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán 2014, gia đình chị Lịnh đã tranh thủ tái đàn lại với 2.000 con gà con, trong đó có giống gà đen và gà thùng.
Được biết, trong đợt lũ vừa qua, gia đình chị Lịnh đã bị nước lũ cuốn trôi gần 4.000 con gà đã đến thời kỳ xuất chuồng. Nhờ sự giúp đỡ của bà con họ hàng về nguồn vốn, gia đình chị tiếp tục thả gà nuôi để ổn định cuộc sống. Chị Lịnh chia sẻ: Sau lũ, gia đình tôi dọn chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ, rải vôi, sát trùng, nghỉ cả tuần nay rồi, bây giờ làm vệ sinh lại lần nữa rồi mới thả lại con gà…
Cũng như gia đình chị Lịnh, sau khi nước rút, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Tịnh Đông tập trung tu sửa chuồng trại, phun thuốc xử lý môi trường, vệ sinh chuồng trại. Đa số những hộ dân đều bị nước lũ cuốn trôi gia súc, gia cầm, nhưng họ chủ động khắc phục khó khăn tiếp tục chăn nuôi. Ông Nguyễn Hồng Dương, người dân xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh cho biết: Sau lũ gia đình tôi cũng bị thất thoát 2 con heo nái, sắp đến tôi có dự định mua heo hướng nạc về nuôi đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trong đợt lũ lụt vừa qua, toàn xã Tịnh Đông có trên 13 ngàn con gia súc, gia cầm bị chết, ước tính thiệt hại gần 600 triệu đồng. Để khôi phục chăn nuôi, ngay sau khi nước rút, xã đã nhanh chóng tổ chức vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, nơi có gia súc, gia cầm bị chết do mưa, lũ. Hướng dẫn người dân khẩn trương sửa chữa, khôi phục chuồng trại chăn nuôi. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất lúc này là người chăn nuôi đang thiếu vốn để tái đàn.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên – Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Đông, cho biết: Người dân trong xã bị thiệt hại về đàn gia súc, gia cầm rất lớn. Hiện nay, Ban chỉ đạo PCLB của xã cũng như lãnh đạo xã xuống tận các thôn vận động các hộ dân vệ sinh chuồng trại, tiếp tục tái đàn gia súc, gia cầm, để sớm ổn định cuộc sống. Lãnh đạo cấp trên cần quan tâm giúp đỡ nguồn kinh phí, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, để họ có vốn tiếp tục chăn nuôi.
Việc khôi phục sản xuất, chăn nuôi sau mưa lũ là giải pháp quan trọng, cấp thiết nhằm nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển chăn nuôi ở các địa phương, bảo đảm nguồn cung ứng thực phẩm cho nhân dân, nhất là dịp cuối năm. Đồng thời, cần có sự chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng lũ, trong việc ủng hộ con giống, thức ăn, thuốc thú y, thiết bị chăn nuôi... trực tiếp cho các hộ gia đình, nhằm giúp người chăn nuôi nhanh chóng khắc phục hậu quả lũ lụt, ổn định sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...
Đến ngày 3/5/2015, nông dân huyện Cao Lãnh thu hoạch được 600/700ha mè vụ hè thu năm 2015, tập trung ở các xã Bình Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, An Bình, Nhị Mỹ, Tân Nghĩa và Phong Mỹ; năng suất đạt từ 1 – 1,5 tấn/ha.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, giai đoạn 2015 – 2020, huyện Lấp Vò xác định tập trung ưu tiên thực hiện 3 ngành hàng chủ lực và lợi thế của huyện, đó là lúa gạo, cây màu và chăn nuôi bò thịt.
Sau mùa quýt hồng, quýt đường bội thu, các nhà vườn cần vun phân, tưới nước cho vườn cây phục hồi, chuẩn bị cho một chu kỳ mới. Tất cả các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều rất cần thiết và có một loại không thể thiếu đó là phân hữu cơ.
Những ngày nghỉ lễ vừa qua, giá ớt liên tục giảm và hiện chỉ còn 15.000 đồng/kg. Anh Nguyễn Hữu Kỳ ngụ tại ấp Tân Thuận B, xã Tân Phú, huyện Thanh Bình trồng 2 công ớt cho biết, trước nghỉ lễ, anh bán cho thương lái giá 20.000 đồng/kg ớt tươi, nhưng vào những ngày nghỉ lễ, thương lái mua ớt chỉ còn 15.000 đồng/kg.