Tái Đàn Chăn Nuôi Sau Lũ

Sau lũ, nông dân xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) khẩn trương vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh, chuẩn bị con giống để tái đàn và phát triển chăn nuôi. Đây là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lụt vừa qua.
Sau lũ gia đình chị Trần Thị Lịnh ở thôn Hương Nhượng Nam, xã Tịnh Đông đã tu sửa lại chuồng trại, phun thuốc sát trùng, rải vôi đảm bảo ổn định cho việc chăn nuôi gà của gia đình. Để đảm bảo gà cung ứng ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán 2014, gia đình chị Lịnh đã tranh thủ tái đàn lại với 2.000 con gà con, trong đó có giống gà đen và gà thùng.
Được biết, trong đợt lũ vừa qua, gia đình chị Lịnh đã bị nước lũ cuốn trôi gần 4.000 con gà đã đến thời kỳ xuất chuồng. Nhờ sự giúp đỡ của bà con họ hàng về nguồn vốn, gia đình chị tiếp tục thả gà nuôi để ổn định cuộc sống. Chị Lịnh chia sẻ: Sau lũ, gia đình tôi dọn chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ, rải vôi, sát trùng, nghỉ cả tuần nay rồi, bây giờ làm vệ sinh lại lần nữa rồi mới thả lại con gà…
Cũng như gia đình chị Lịnh, sau khi nước rút, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Tịnh Đông tập trung tu sửa chuồng trại, phun thuốc xử lý môi trường, vệ sinh chuồng trại. Đa số những hộ dân đều bị nước lũ cuốn trôi gia súc, gia cầm, nhưng họ chủ động khắc phục khó khăn tiếp tục chăn nuôi. Ông Nguyễn Hồng Dương, người dân xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh cho biết: Sau lũ gia đình tôi cũng bị thất thoát 2 con heo nái, sắp đến tôi có dự định mua heo hướng nạc về nuôi đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trong đợt lũ lụt vừa qua, toàn xã Tịnh Đông có trên 13 ngàn con gia súc, gia cầm bị chết, ước tính thiệt hại gần 600 triệu đồng. Để khôi phục chăn nuôi, ngay sau khi nước rút, xã đã nhanh chóng tổ chức vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, nơi có gia súc, gia cầm bị chết do mưa, lũ. Hướng dẫn người dân khẩn trương sửa chữa, khôi phục chuồng trại chăn nuôi. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất lúc này là người chăn nuôi đang thiếu vốn để tái đàn.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên – Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Đông, cho biết: Người dân trong xã bị thiệt hại về đàn gia súc, gia cầm rất lớn. Hiện nay, Ban chỉ đạo PCLB của xã cũng như lãnh đạo xã xuống tận các thôn vận động các hộ dân vệ sinh chuồng trại, tiếp tục tái đàn gia súc, gia cầm, để sớm ổn định cuộc sống. Lãnh đạo cấp trên cần quan tâm giúp đỡ nguồn kinh phí, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, để họ có vốn tiếp tục chăn nuôi.
Việc khôi phục sản xuất, chăn nuôi sau mưa lũ là giải pháp quan trọng, cấp thiết nhằm nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển chăn nuôi ở các địa phương, bảo đảm nguồn cung ứng thực phẩm cho nhân dân, nhất là dịp cuối năm. Đồng thời, cần có sự chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng lũ, trong việc ủng hộ con giống, thức ăn, thuốc thú y, thiết bị chăn nuôi... trực tiếp cho các hộ gia đình, nhằm giúp người chăn nuôi nhanh chóng khắc phục hậu quả lũ lụt, ổn định sản xuất.
Related news

Nhờ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, mà chỉ với diện tích từ 400-1.000m2, nhiều hộ nông dân ở Bình Dương thu lời tới 2 tỷ đồng/năm.

Đó là chỉ đạo của ông Trương Công Trân – Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh - Thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Quảng Nam tại lễ công bố xã Điện Thắng Trung (Thị xã Điện Bàn – Quảng Nam) đạt chuẩn NTM vào sáng ngày 15.11.

Những năm qua, việc ồ ạt khai thác san hô làm hòn non bộ, sử dụng để trang trí nhà cửa, và khai thác rong mơ chưa đủ tuổi... làm cho nguồn lợi thủy sản ven biển ngày càng cạn kiệt, khan hiếm.

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và XK sản phẩm cá tra song theo phản ảnh của nhiều DN chế biến và xuất khẩu cá tra, bên cạnh những quy định góp phần đưa ngành cá tra phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng cá tra xuất khẩu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2015 diện tích và sản lượng tôm nuôi nước lợ của tỉnh Tiền Giang đều giảm, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại vẫn ở mức cao.