Tái Đàn Chăn Nuôi Phải Chú Ý Phòng Chống Dịch

Chiều 18/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tiếp tục họp giao ban công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên cả nước.
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong tuần qua (11 - 18/3), cả nước có 4 tỉnh mới phát sinh thêm 8 ổ dịch cúm gia cầm gồm: Bến Tre, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Thuận với số gia cầm mắc bệnh 5.152 con, tổng số gia cầm tiêu hủy 13.813 con. Hiện cả nước có 24 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 14 tỉnh, thành.
Đại diện Cục chăn nuôi cho biết, đến nay giá gia cầm giống và thịt đã có dấu hiệu phục hồi. Trong Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng mà các địa phương đang triển khai, số ổ dịch qua 21 ngày tăng lên nhưng diễn biến dịch vẫn phức tạp do tiếp tục phát sinh các ổ dịch mới.
Do đó, các địa phương cần đặc biệt lưu ý trong việc phòng chống dịch với việc tái đàn chăn nuôi. Những vùng nào an toàn dịch có thể tái đàn bên cạnh đó người chăn nuôi chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong việc phát hiện sớm các ổ dịch để khoanh vùng xử lý kịp thời
Theo báo cáo tại cuộc họp, dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc hiện đang xảy ra tại tỉnh 2 tỉnh: Quảng Trị, Sơn La làm gần 400 con trâu, bò, lợn, dê mắc bệnh. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch ngành thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp dập dịch.
Đại diện Bộ Y tế cho biết, trong tuần qua, Trung Quốc chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc cúm A/H7N9 mới. Tính đến nay, đã có 390 ca mắc cúm A/H7N9, 121 tử vong tại 15 tỉnh, thành của Trung Quốc. Hiện ngành y tế tiếp tục tập trung giám sát tại các cửa khẩu để kịp thời phát hiện virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; Tập trung chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người...
Có thể bạn quan tâm

Thuỷ Bằng có khoảng 74 ha thanh trà, nhiều nhất của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Đây là một trong những giống cây chủ lực của địa phương, tập trung chủ yếu ở vùng Tân Ba, Vĩ Dạ và một số thôn khác dọc theo sông Hương như: Cư Chánh 2, Dạ Khê, An Ninh, Dương Phẩm, Võ Xá, Bằng Lãng. Không nhiều, nhưng Thuỷ Bằng cũng có hơn 5ha thanh trà được tham gia sử dụng nhãn hiệu “Thanh trà Huế”.

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Thời điểm hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bình Định đang vào chính vụ thu hoạch tôm nuôi vụ 1. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng thời điểm này đang giảm mạnh khiến cho người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Dồn về khai thác thủy sản vùng ven biển Sầm Sơn và Tĩnh Gia, 15 tàu cá công suất từ 68 CV đến 120 CV của ngư dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã bị lực lượng chức năng tỉnh bắt giữ và xử lý.

Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), tận dụng nguồn nước chảy quanh năm của dòng sông Trà Khúc, 9 năm qua ông Trần Kim Sanh đang có thu nhập cao, ổn định (mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng) nhờ nuôi cá chình trong lồng bè ven sông, sau đây là kinh nghiệm quý báu về nuôi cá chình qua nhiều năm của ông Sanh để bà con tham khảo.

Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.