Tái Đàn Chăn Nuôi Phải Chú Ý Phòng Chống Dịch

Chiều 18/3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm tiếp tục họp giao ban công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên cả nước.
Theo báo cáo của Cục Thú y, trong tuần qua (11 - 18/3), cả nước có 4 tỉnh mới phát sinh thêm 8 ổ dịch cúm gia cầm gồm: Bến Tre, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Thuận với số gia cầm mắc bệnh 5.152 con, tổng số gia cầm tiêu hủy 13.813 con. Hiện cả nước có 24 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 14 tỉnh, thành.
Đại diện Cục chăn nuôi cho biết, đến nay giá gia cầm giống và thịt đã có dấu hiệu phục hồi. Trong Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng mà các địa phương đang triển khai, số ổ dịch qua 21 ngày tăng lên nhưng diễn biến dịch vẫn phức tạp do tiếp tục phát sinh các ổ dịch mới.
Do đó, các địa phương cần đặc biệt lưu ý trong việc phòng chống dịch với việc tái đàn chăn nuôi. Những vùng nào an toàn dịch có thể tái đàn bên cạnh đó người chăn nuôi chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong việc phát hiện sớm các ổ dịch để khoanh vùng xử lý kịp thời
Theo báo cáo tại cuộc họp, dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc hiện đang xảy ra tại tỉnh 2 tỉnh: Quảng Trị, Sơn La làm gần 400 con trâu, bò, lợn, dê mắc bệnh. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch ngành thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp dập dịch.
Đại diện Bộ Y tế cho biết, trong tuần qua, Trung Quốc chưa ghi nhận thêm trường hợp mắc cúm A/H7N9 mới. Tính đến nay, đã có 390 ca mắc cúm A/H7N9, 121 tử vong tại 15 tỉnh, thành của Trung Quốc. Hiện ngành y tế tiếp tục tập trung giám sát tại các cửa khẩu để kịp thời phát hiện virus cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam.
Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm Quyết định 2088 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; Tập trung chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người...
Related news

Bình Thạnh Đông không phải là xã có diện tích trồng màu nhiều nhất ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, nhưng nhờ sự linh hoạt và kinh nghiệm học hỏi lâu năm của nông dân, nghề gắn bó với cây màu ở đây vẫn được địa phương đánh giá cao về hiệu quả kinh tế.

Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng khoai mỡ gần 800 ha tập trung ở 2 xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và một số xã khác, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, nên nông dân sau khi trồng khoai mỡ thường bỏ đất trống hay trồng cây khoai mì luân canh trong thời gian nước lũ về từ tháng 9 hàng năm. Mấy năm gần đây, mô hình trồng cây màu xen canh được bà con trong huyện chú trọng và nhiều loại cây màu bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong đó có cây đậu phộng.

Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, sáng 31/7, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên) phối hợp cùng Công an huyện Tuy An bắt quả tang một vụ bơm bột rau câu vào tôm thương phẩm tại cơ sở mua bán thủy sản do bà Cao Thị Kim Phượng ở thôn Tân Long, xã An Cư, làm chủ.

Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.