Trồng sắn dây thâm canh

Cây sắn dây đã bén rễ trên đất xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà (Hải Dương) hơn chục năm nay. Ngoài cây ổi và vải thiều, đây là một trong những cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ trồng sắn dây, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo.
Thanh Lang là xã có diện tích trồng sắn dây lớn. Nhà trồng ít cũng một vài sào, trồng nhiều lên đến vài mẫu. Vào những ngày này, người dân đang hối hả vào vụ thu hoạch.
Đang nhanh tay cân sắn cho thương lái, chị Nguyễn Thị Bảy ở thôn Kim Can cho biết: “Sắn dây là loại cây dễ trồng, không đòi hỏi vốn đầu tư, công chăm sóc. Nhưng muốn có năng suất cao, cần phải trồng đúng kỹ thuật, đắp ụ cao, làm giàn tốt, đất càng tơi thì củ càng to. Một khóm sắn dây đầu tư khoảng 100.000 đ nếu chăm sóc tốt có thể cho thu tới 1.000.000 đ”.
Trung bình mỗi sào sắn dây cho thu 1,4 tấn củ. Với giá bán trung bình từ 9.000 - 10.000 đ/kg, trừ chi phí, nông dân thu lãi 10 - 12 triệu đ/sào.
Với kinh nghiệm 15 năm trồng sắn dây, chị Bảy cho hay, khi thu hoạch xong cần rắc vôi bột để cải tạo đất, trộn đều đạm, phân lót và phân chuồng ngay lúc đặt mầm, sau đó đắp ụ cao và giữ ẩm thường xuyên. Sắn dây thu hoạch từ tháng cuối tháng 12 đến tháng 3 dương lịch. Sau khi thu hoạch, để đất phơi từ 15 - 20 ngày và tiếp tục vụ trồng mới.
Trước đây, khi phong trào trồng sắn dây chưa phát triển, người dân chủ yếu trồng theo kinh nghiệm. Họ thường có thói quen cắt đoạn dây ở thân cây, quấn vòng, vùi trực tiếp vào ụ đất. Với cách trồng này, cây ra nhiều rễ, củ nhỏ, năng suất không cao.
Hiện bà con đã trồng sắn dây theo hướng thâm canh, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật. Sau khi thu hoạch, thay vì trực tiếp đem dây trồng vụ mới, họ đem giâm đoạn dây cho mọc mầm rồi chiết cây, để ra rễ mới đem trồng. Trồng theo kiểu ủ mầm cho năng suất cao hơn hẳn, sắn nạc củ, nhiều bột mà không bị xơ.
Anh Nguyễn Đình Duy ở xã Thanh Lang, thương lái thu mua sắn dây cho biết: “Giá sắn củ tươi luôn ở mức ổn định, thu mua tại vườn với giá trung bình từ 8.500 - 10.000 đ/kg, đầu mùa có thể nhích hơn. Nhiều năm đi thu mua nhưng chưa năm nào tôi thấy sắn dây khó bán và rớt giá”.
Trung bình, 4 kg củ tươi nghiền được 1 kg bột sắn khô. Với mức giá 90.000 - 100.000 đ/kg bột sắn khô thì thu nhập từ sắn dây luôn ngang bằng với trồng ổi mà lại không mất nhiều công lao động và chi phí.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) phấn khởi vì giá cà phê tăng hơn năm trước mà các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến cà phê nơi đây cũng rất vui khi được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo- PTNT) huyện tạo điều kiện thuận lợi để vay vốn với lãi suất thấp.

Những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của các loại gia súc, gia cầm yếu; đây cũng là thời điểm hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra sôi động nên dịch bệnh rất dễ xảy ra. Vì vậy, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các hộ chăn nuôi trên địa bàn T.P Thái Nguyên cũng đang tích cực thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh và đói rét cho đàn vật nuôi.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới các nông lâm trường, từ năm 2006, Lâm trường Lang Chánh được chuyển thành Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Lang Chánh (gọi tắt là BQL) với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trên diện tích 8.850,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó có 3.936,838 ha rừng sản xuất, còn lại là rừng phòng hộ).

Tỉnh ta xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ lực ở 11 huyện miền núi. Từ Nghị định 02 về giao đất, giao rừng đến các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng sản xuất 661, 147, rừng gỗ lớn... đã cho thấy bước chuyển mạnh mẽ của nghề rừng ở xứ Thanh.

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.