Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi
Ngày đăng: 05/08/2015

Nỗi lo về giá

Ông Đặng Văn Bảy, ngụ xã Nhị Long, huyện Càng Long (Trà Vinh), cho biết: “Gia đình sống ở nông thôn dù canh tác gần 10 công ruộng nhưng cuộc sống tạm đủ ăn. Suy nghĩ nát nước để tìm hướng vươn lên làm giàu, cuối cùng tôi chọn làm thêm nghề chăn nuôi bởi việc này phù hợp với điều kiện nông thôn. Theo đó, tôi dành dụm kinh phí để nuôi bò, do xung quanh ruộng có nhiều cỏ để làm thức ăn cho bò, vì vậy giảm được chi phí đầu tư. Ban đầu nuôi chỉ 2 con bò, sau đó thấy việc nuôi bò dễ dàng bởi bò không bị dịch bệnh, chăm sóc đơn giản… nên tôi phát triển đàn lên 4 con, rồi 8 con. Thông thường khoảng 8 tháng nuôi bò vỗ béo là có thể xuất chuồng với giá 20-22 triệu đồng/con. Với đàn bò này, tính ra thu nhập mỗi năm cả trăm triệu đồng, cao gấp nhiều lần làm lúa”.

Ông Lê Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Nhị Long nhìn nhận, vài năm gần đây, mô hình chăn nuôi bò thịt ở xã phát triển nhanh với tổng đàn khoảng 2.000 con. Nguyên nhân là do giá bò thịt dao động ở mức cao khoảng 20 triệu đồng/con trở lên, và quá trình nuôi hầu như rất ít rủi ro nên đảm bảo cho nông dân lời nhiều; vì thế nghề chăn nuôi bò đang rất triển vọng. Theo ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, thực tế cho thấy so với sản xuất lúa hoặc một số loại hoa màu khác thì mô hình chăn nuôi bò mang hiệu quả kinh tế rõ rệt. Điều đặc biệt là nhiều địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, nhờ đẩy mạnh nuôi bò đã giúp bà con vươn lên khá giả. Hiện Trà Vinh đang triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó mô hình nuôi bò được chú trọng phát triển.

Nếu như nghề nuôi bò khá ổn định thì những hộ nuôi heo cứ mãi phập phồng bởi giá cả lên xuống thất thường. Ông Trần Văn Hùng, hộ nuôi heo lâu năm ở xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành (Đồng Tháp), trăn trở: “Mấy ngày nay giá heo hơi giảm chỉ còn khoảng 3-3,2 triệu đồng/tạ, trong khi chi phí đầu tư để nuôi mỗi tạ heo không dưới 4 triệu đồng; vì vậy ai xuất chuồng đợt này cũng đều thua lỗ. Điều nghịch lý là mấy năm nay, giá thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao, trong khi giá heo hơi thường có xu hướng giảm nên nhiều hộ nuôi không có lời, buộc phải giảm đàn”. 

Liên kết phát triển chăn nuôi

Bộ NN&PTNT cho rằng, vùng ĐBSCL có tiềm năng phát triển các mô hình chăn nuôi, tuy nhiên việc chăn nuôi thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế như còn phổ biến dạng nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, thiếu liên kết… Để vực dậy ngành chăn nuôi cần tập trung phát triển liên kết chuỗi theo hướng giá trị gia tăng, gắn chặt từ khâu cung cấp con giống chất lượng đến thức ăn, nuôi thương phẩm, thu mua, tiêu thụ… Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát lưu ý, để việc chăn nuôi đi vào ổn định, tăng chất lượng, tăng hiệu suất, giảm giá thành,… thì các địa phương chú ý mô hình trang trại, cần có cơ chế để phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng này. Hiện tại toàn vùng ĐBSCL có khoảng 908 trang trại chăn nuôi, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre,…

Thời gian qua, chăn nuôi ở các trang trại có hiệu quả kinh tế bởi áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, quản lý thuận lợi, liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp thức ăn, tiêu thụ sản phẩm,… nhờ đó giảm được chi phí giá thành và đầu ra được đảm bảo. Ông Nguyễn Lợi Đức, Chủ trang trại chăn nuôi bò quy mô lớn ở huyện Tri Tôn (An Giang), khẳng định: “Để chăn nuôi thành công phải phát triển mô hình trang trại. Bản thân tôi đang chuyển hàng chục héc-ta đất lúa sang trồng cỏ để nuôi đàn bò hơn 400 con và sẽ hướng tới quy mô 2.000 con trong tương lai. Một khi nuôi trang trại quy mô lớn, chất lượng con giống tốt… thì sẽ có các công ty liên kết nên không lo ngại đầu ra”.

Theo Cục Chăn nuôi, thời gian qua xuất hiện một số mô hình liên kết chăn nuôi hiệu quả như: Công ty San Hà liên kết với HTX Gò Công (Tiền Giang) tiêu thụ 1.500 con gà/ngày; công ty Ba Huân liên kết các trang trại chăn nuôi gia cầm ở Tiền Giang để tiêu thụ sản phẩm; DNTN Vĩnh Nghiệp (Vĩnh Long), Xí nghiệp chế biến thực phẩm Meko (Cần Thơ) liên kết với các trang trại nuôi vịt ở Kiên Giang, Bạc Liêu,… thu mua trứng vịt muối xuất khẩu. Ngoài ra, còn có nhiều doanh nghiệp cung ứng con giống chất lượng, thức ăn, thuốc thú y, hỗ trợ kỹ thuật,… cho người dân nuôi theo quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật mới; sau đó trả tiền công cho người nuôi theo hiệu suất đạt được. Mô hình liên kết “nuôi gia công” đang thúc đẩy phát triển nghề chăn nuôi, ở đó đôi bên đều có lợi.

Hạn chế của ĐBSCL là các HTX và tổ hợp tác chăn nuôi không nhiều. Đa phần lại thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn, quy mô sản xuất nhỏ, tổ chức quản lý và hoạt động thiếu chiến lược, tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ… Đây là những yếu điểm cần khắc phục để phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

26/05/2014
Cung Ứng Cho Thị Trường Gần 3.000 Tấn Quít/năm Cung Ứng Cho Thị Trường Gần 3.000 Tấn Quít/năm

Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.

08/05/2014
Hồi Sinh Nghề Rập Cua Hồi Sinh Nghề Rập Cua

Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.

27/05/2014
Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam Ngư Dân Vào Vụ Khai Thác Cá Nam

Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.

08/05/2014
Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại Chợ Mới (An Giang) Phát Triển Đàn Bò Theo Hướng Trang Trại

Từ mô hình trồng bắp thu trái non, lấy phụ phẩm nuôi bò; trồng cỏ voi cặp các bờ kênh, tuyến đê, trên đất trồng lúa… số lượng đàn bò huyện Chợ Mới phát triển đến 22.000 con, đi đầu phong trào nuôi bò của tỉnh. Địa phương đang dần hình thành mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao.

27/05/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.