Giá cao su lại giảm
Ngày 20-10, giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa TOCOM, Nhật Bản, giao trong tháng 11-2015 là 159,9 yên Nhật/kg (1 yên Nhật tương đương 184 đồng), thấp nhất trong gần ba tuần trở lại đây.
Còn giá cao su giao vào tháng 3-2016 là 167,1 yên Nhật/kg, giảm 1% so phiên ngày 19-10 và giảm 2% so với phiên giao dịch cuối tuần.
Vì thế, giá cao su trong nước cũng giảm theo. Hiện giá cao su loại SVR3L tại các tỉnh miền Trung và Đông Nam bộ, Tây Nguyên dao động ở mức 26.200 đồng/kg, giảm 600 đồng/kg, cao su loại SVR10 là 25.900 đồng/kg, giảm 600 đồng/kg so với mức giá của ngày 19-10, và giảm lần lượt 1.100 đồng/kg và 800 đồng/kg so với ngày 16-10.
Theo trang thitruongcaosu.net, giá cao su xuất khẩu mà các doanh nghiệp đang bán (giá FOB) ngày 20-10 cho mặt hàng SVR10 là chưa đến 27.300 đồng/kg, giảm gần 250 đồng/kg so với giá FOB ngày 16-10.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 740.000 tấn cao su, trị giá 1,06 tỉ đô la Mỹ, giảm gần 7% về lượng, giảm gần 14% giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá cao su xuất khẩu bình quân của 8 tháng đầu năm 2015 là 1.451 đô la Mỹ/tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ.
Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ là ba thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm khi chiếm gần 72% thị phần, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.
Trong khi lượng xuất khẩu cao su tự nhiên giảm, nhập khẩu cao su công nghiệp của Việt Nam lại tăng. Cụ thể, trong 9 tháng của năm nay, Việt Nam đã nhập 283.000 tấn cao su, giá trị tương đương 488 triệu đô la Mỹ, tăng gần 23% về lượng và 5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), do giá mặt hàng cao su công nghiệp đang giảm nên doanh nghiệp tăng cường nhập về để dự trữ cho những tháng sản xuất tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Vụ mùa 2013, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) gieo tỉa trên 6.330 ha ngô lai, tăng 630 ha so với kế hoạch, tập trung nhiều nhất tại các địa phương như: Cư Kbang, Cư M’lan, Ea Lê, Ia T’mốt, thị trấn Ea Súp…
Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..
Việc tăng cường giám sát chất lượng con giống là yêu cầu bức thiết hiện nay của ngành nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh ngành đang dồn sức triển khai đề án tái cơ cấu.
Trên địa bàn huyện Cam Lâm hiện có 5 xã, thị trấn hoạt động nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 560 ha. Bà con chủ yếu nuôi tôm thẻ, tôm sú, cá các loại và trồng rong sụn.
Thời gian gần đây, nạn trộm cắp lưới đánh bắt hải sản của ngư dân vùng biển huyện Hải Hậu (Nam Ðịnh) xảy ra thường xuyên, khiến các chủ tàu cá thiệt hại hàng chục tỷ đồng.