Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ ở Lai Châu lúa và cây màu chịu hạn

Công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ ở Lai Châu lúa và cây màu chịu hạn
Ngày đăng: 23/10/2015

Vì vậy, việc tìm ra được những công thức thâm canh tăng vụ thích hợp trên những diện tích này nhằm tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao thu nhập cho nông dân là rất cần thiết.

Nông dân tham quan mô hình lúa mùa tại xã Trung Đồng, Tây Nguyên.

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Lai Châu triển khai dự án xác định công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ bằng các giống cây chịu hạn tiến bộ tại cánh đồng huyện Tân Uyên, quy mô 3ha.

Tham gia dự án có 26 hộ thuộc các bản Phiêng Phát 3 và Bút Dưới 1, xã Trung Đồng.

Nông dân được hỗ trợ 100% chi phí giống, vật tư phân bón.

Các công thức được triển khai gồm: ngô xuân + lúa mùa; lạc xuân + lúa mùa và lúa mùa + đậu tương đông, sử dụng các giống lạc L26, ngô LVN66, lúa PC6 và đậu tương ĐT84.

Kết quả cho thấy, đối với công thức ngô xuân + lúa mùa; lạc xuân + lúa mùa: Vụ 1 (ngô xuân và lạc xuân), mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, mưa rét và nhiệt độ thấp đầu vụ, ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt; khô hạn giữa vụ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển nhưng lạc xuân và ngô xuân vẫn sinh trưởng, phát triển khá tốt.

Ngô LVN66 có thời gian sinh trưởng 145 ngày, 14 hàng hạt/bắp, 32 hạt/hàng, chiều dài bắp 17 - 18cm, năng suất bình quân 6,1 tấn/ha, trừ chi phí, thu lãi khoảng 15,4 triệu đồng/ha.

Giống lạc L26 có thời gian sinh trưởng 150 ngày, 18 quả/khóm; tỷ lệ hạt/quả đạt 72%, trọng lượng 100 quả đạt 165g, năng suất đạt bình quân 30 tạ/ha, trừ chi phí thu lãi khoảng 21,7 triệu đồng/ha.

Vụ 2 (lúa mùa), cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, thời gian sinh trưởng 105 ngày, năng suất đạt 53 tạ/ha, trừ chi phí, lãi khoảng 11,1 triệu đồng/ha.

Như vậy, từ việc tăng thêm một vụ xuân bằng  ngô, lạc, tổng thu nhập của cả 2 vụ sau khi trừ chi phí đầu tư và công lao động đạt 26,5 triệu đồng/ha (ngô xuân + lúa mùa) và 32,8 triệu đồng/ha (lạc xuân + lúa mùa).

Tại công thức lúa mùa + đậu tương đông, giống lúa PC6 cho năng suất 55 tạ/ha, trừ chi phí, thu lãi khoảng 11,6 triệu đồng/ha.

Do bố trí thời vụ gieo cấy thích hợp, thời gian thu hoạch vào nửa sau tháng 9 nên thuận lợi cho người dân trong việc bố trí vụ đậu tương đông, đảm bảo gieo trồng trong tháng 9.

Hiện nay, trên diện tích bố trí công thức lúa mùa + đậu tương đông, đậu tương đã lên xanh tốt.

Tại hội thảo tổng kết mô hình, các đại biểu đều đánh giá cao kết quả đạt được của 2 công thức lạc xuân + lúa mùa, ngô xuân + lúa mùa và tin tưởng công thức lúa mùa + đậu tương đông cũng sẽ cho hiệu quả tốt vì đậu tương đông được gieo trồng đảm bảo khung thời vụ cho phép, hiệu quả của lúa vụ mùa đã được khẳng định.

Đây là tiền đề, cơ sở để các cơ quan chuyên môn đánh giá, lựa chọn các công thức thâm canh phù hợp, từ đó khuyến cáo người dân trên địa bàn áp dụng.

Diện tích đất một vụ của Lai Châu rất lớn nên kết quả dự án sẽ mở ra hướng sản xuất thâm canh tăng vụ, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần khai thác tiềm năng đất đai của địa phương, nâng cao sản lượng lương thực và phát triển kinh tế nông thôn, từng bước xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.

09/07/2015
Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt

Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

09/07/2015
Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu

Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.

09/07/2015
Triển khai dự án lúa tôm trên vùng đất phèn mặn Triển khai dự án lúa tôm trên vùng đất phèn mặn

Sáng 7/7, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án “Mở rộng phát triển các mô hình canh tác lúa - tôm nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững vùng đất phèn mặn ở Bạc Liêu”.

09/07/2015
Nói không với FIPRONIL trên cây chè Nói không với FIPRONIL trên cây chè

FIPRONIL là hoạt chất thuốc BVTV thuộc nhóm độc II, được sử dụng để trừ kiến, bọ cánh cứng, gián, bọ chét, ve, mối, dế, bọ trĩ, sâu rễ, mọt và một số côn trùng khác. Vì đặc tính này nên nông dân thường gọi hoạt chất này là thuốc diệt kiến. Hoạt chất này không được sử dụng trên cây chè (chỉ sử dụng trên cà phê và lúa).

09/07/2015