Xử Phạt Một Đối Tượng Vận Chuyển Tôm Giống Giả Nhãn Hiệu Sú Châu Phi Ở Kiên Giang
Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm sú vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) xôn xao trước việc xuất hiện loại tôm giống được cho là xuất xứ từ châu Phi với tên gọi “Sú châu Phi”. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định đây thực chất là tôm giống thông thường, được in giả nhãn mác “Sú châu Phi”.
Ông Trần Chí Viễn – Phó giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang - cho biết, Đoàn Kiểm tra liên ngành huyện An Minh vùa phát hiện và bắt quả tang ông Nguyễn Thanh Thuận – tài xế xe tải của Công ty TNHH giống thuỷ sản Hồng Tuấn (trụ sở tại ấp Thạnh Phú, xã Đông Thạnh, huyện An Minh) vận chuyển 62 thùng, mỗi thùng chứa 18.000 con tôm sú giống mang nhãn hiệu “Sú châu Phi”.
Qua kiểm tra, Đoàn Kiểm tra liên ngành xác định toàn bộ số tôm giống này chưa qua kiểm dịch động vật theo quy định và nhãn hiệu bao bì in sai so với giấy phép kinh doanh.
Trên cơ sở đó, Đoàn Kiểm tra liên ngành huyện An Minh đã lập biên bản vi phạm hành chính, kiến nghị cấp thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính tổng cộng 31 triệu đồng do vi phạm nhãn mác và kiểm dịch động vật, đồng thời tịch thu toàn bộ số tôm giống trị giá 72,54 triệu đồng là tang vật vi phạm.
“Việc các doanh nghiệp kinh doanh tôm giống vì hám lợi mà cố tình in sai nhãn mác để lập lờ nguồn gốc và chất lượng tôm giống là hành vi rất đáng lên án, gây thiệt hại rất lớn cho bà con nông dân nuôi tôm. Sắp tới ngành nông nghiệp sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với kiểu hành vi lừa đảo này” – ông Viễn cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, những hộ nuôi vịt đẻ trên địa bàn TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây đứng ngồi không yên vì giá trứng vịt giống giảm. Nhiều người đã phải bán đi đàn vịt đẻ của mình vì thua lỗ.
Qua 2 năm thực hiện tái cơ cấu, mục tiêu phát triển thủy sản bền vững, xây dựng ngành theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trên thị trường đang có hướng đi mang tính khả thi cao, từng bước gỡ khó cho thủy sản.
Công ty Benchmark Holdings có trụ sở tại Anh đã thâu tóm công ty nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản Na Uy Akvaforsk Genetics Center (AFGC) và 80% cổ phần của công ty nuôi cá rô phi của Mỹ Akvaforsk Genetics Center (Spring Genetics). Thương vụ này trị giá 17,8 triệu USD.
Sản lượng tôm của Thái Lan sẽ không thể quay trở lại được mức cao trước đây do các vấn đề liên quan đến dịch bệnh EMS/AHPND (dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành tôm nước này từ năm 2012) vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Tính đến đầu tháng Tám, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là trên 42.000ha, đạt hơn 60% kế hoạch năm; trong đó, nuôi tôm nước lợ là gần 31.000ha, tập trung ở các huyện như Trần Đề, Mỹ Xuyên, Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu.