Sử Dụng Thức Ăn Chế Biến Để Nuôi Cá Thát Lát Còm
Ngày 6/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để nuôi thương phẩm cá thát lát còm” do tiến sĩ Lam Mỹ Lan, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Mục tiêu của đề tài là nhằm xác định lượng protein thích hợp trong thức ăn công nghiệp phối hợp với cá tạp thành thức ăn chế biến để nuôi cá thát lát còm thương phẩm. Đề tài đã tập trung nghiên cứu 2 nội dung về việc sử dụng thức ăn chế biến từ thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein khác nhau và cá tạp để nuôi cá thát lát còm trong bể; so sánh hiệu quả nuôi thương phẩm cá thát lát còm trong ao đất bằng thức ăn chế biến và bằng cá tạp.
Kết quả đề tài cho thấy, chi phí và thu nhập từ nuôi cá thát lát còm bằng thức ăn chế biến không khác biệt nhiều so với thức ăn là cá tạp nên có thể sử dụng thức ăn chế biến để thay thế cá tạp khi nuôi cá thát lát còm trong ao.
Tại hội nghị, các thành viên hội đồng đã yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài cần hoàn chỉnh đề cương, phương pháp bố trí thí nghiệm, bổ sung số liệu giữa số hộ nuôi ao và nuôi bè để có sự so sánh hợp lý. Cần phân tích đầy đủ các chỉ tiêu, giống, chất lượng thức ăn, phương pháp quản lý ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, tăng trọng của cá,… Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả đạt loại khá.
Related news
Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.
Theo ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo (Bình Dương), từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 15.523 ha cao su bị nhiễm các loại sâu bệnh; trong đó chủ yếu là bệnh phấn trắng, nấm hồng và bệnh vàng lá do nấm Corynespora gây ra.
Vụ mùa năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp 20 ha giống lúa lai Syn 6 tại xã Nham Sơn.
Câu hỏi niên vụ mía đường năm nay đắng hay ngọt vẫn còn là ẩn số. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết: Quyết tâm của Hiệp hội cũng như đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là làm sao không để nông dân bị thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất mía.
Từ cây bưởi tổ, nhiều năm nay, giống bưởi Quế Dương đã ăn sâu bén rễ ở vùng đất xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) với diện tích ngày một tăng, trở thành cây ăn quả có thế mạnh.