Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Và Gạo

Đồng Bằng Sông Cửu Long Mở Rộng Thị Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Và Gạo
Ngày đăng: 09/02/2015

Theo số liệu từ Cục Thống kê Cần Thơ, tháng 1/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt 850 triệu USD, tương đương 8,3% kế hoạch năm, chiếm 75,2% tổng kim ngạch hàng hóa đã xuất của khu vực này trong tháng đầu năm.

Từ nay đến cuối năm, các tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản và gạo là 9,35 tỷ USD, nâng tổng giá trị hai mặt hàng xuất khẩu nói trên đạt 10,2 tỷ USD trong năm 2015.

Để hoàn thành kế hoạch trên, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện đưa gần 800.000ha mặt nước vào nuôi trồng thủy sản, phấn đấu sản lượng đạt 3,7 triệu tấn, đáp ứng đủ nguyên liệu cho 198 nhà máy chế biến trong vùng.

Song song với đó, các tỉnh đưa 4,2 triệu ha đất vào trồng lúa, trong đó, 80% diện tích trồng lúa chất lượng cao nhằm cung ứng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nâng chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát, tiếp thị, quảng bá sản phẩm trên thị trường nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, EU, Bắc Mỹ.

Việc mở rộng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, phổ biến cho doanh nghiệp xuất khẩu kinh nghiệm toàn cầu về quản lý rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, kinh nghiệm áp dụng các giải pháp tài chính chuyên biệt được chú trọng.

Các địa phương thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ ngành gạo xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng, phát triển và quản lý chuỗi cung ứng, các dịch vụ giá trị gia tăng liên quan đến xuất nhập khẩu nhằm hạn chế đế mức thấp nhất rủi ro trong quan hệ ngoại thương.

Các tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp vay 56.000 tỷ đồng để tăng năng lực đầu tư đổi mới công nghệ theo chuẩn quốc tế, mở rộng quy mô sản xuất và chuyển đổi cơ cấu chế biến hàng xuất khẩu theo hướng gia tăng sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng cao.

Cách làm này nhằm nâng số lượng gạo cao cấp xuất khẩu trong năm 2015 tăng 20% so năm 2014, thủy sản cao cấp xuất khẩu tăng 5%.

Cùng với đó, kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững và mở rộng áp dụng các mô hình nuôi tiên tiến, thân thiện với môi trường như GlobalGAP, VietGAP, BRC, SSOP, BAP, ASC được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng nước ngoài.

Riêng Cà Mau, địa phương dẫn đầu toàn vùng về sản lượng tôm và kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 15 năm qua, sẽ thực hiện đưa 290.000ha mặt nước vào nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,4 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng trong năm 2015.

Cà Mau thực hiện cung ứng 21 tỷ con giống sạch bệnh cho người nuôi, nhân rộng các mô hình nuôi trồng hiệu quả như quảng canh cải tiến, nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, nuôi tôm công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ; hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước cho diện tích nuôi tôm.

Trong năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại nhiều nước châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ; gia tăng chế biến gạo cao cấp và đã xuất sang các nước có rào cản kỹ thuật khắt khe như Nhật, EU, Mỹ, Singapore, Australia. Sản lượng thủy sản, gạo xuất khẩu đều tăng, kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng trên đạt 8,9 tỷ USD, tăng gần 700 triệu USD so năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra Khoai lang Ngọc Vừng (Vân Đồn) vẫn bí đầu ra

Là cây trồng đặc sản nổi tiếng, khoai lang Ngọc Vừng có vị thơm, ngọt đặc biệt, củ to, được du khách ưa chuộng. Trong những năm qua, dù được đầu tư phát triển thế nhưng cây trồng đặc sản này đang gặp khó khăn do đầu ra không ổn định.

18/08/2015
Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái) Đặc sản ở Viễn Sơn (Yên Bái)

Xã Viễn Sơn (Yên Bái) có diện tích trồng quế lớn nhất, nhì huyện Văn Yên. Cây quế góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu. đồng bào Dao nơi đây coi cây quế như một sản vật truyền thống.

18/08/2015
Được giá, được mùa bí xanh trái vụ Được giá, được mùa bí xanh trái vụ

Bà con nông dân xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ - Hòa Bình) đang thu hoạch bí xanh – một trong những cây họ bầu bí giảm nghèo chủ lực trên vùng đất còn nhiều khó khăn này. Thông thường mọi năm, các hộ chỉ trồng bí vụ đông xuân. Tuy nhiên, gần đây, cây bí xanh được bà con trồng tăng vụ ở vụ hè thu. Đáng mừng là nỗ lực chuyển đổi của bà con đã được bù đắp xứng đáng nhờ bí xanh trái vụ được giá, được mùa. Mới có ít ngày thu hoạch thời điểm trung tuần tháng 8 đã mang về hàng chục triệu đồng cho các hộ, cá biệt có hộ thu trên, dưới 100 triệu đồng.

18/08/2015
Trồng cây địa liền ở thôn Nam Hả Trong (Ba Chẽ - Quảng Ninh) Trồng cây địa liền ở thôn Nam Hả Trong (Ba Chẽ - Quảng Ninh)

Nam Hả Trong là thôn có nhiều hộ trồng địa liền của xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh). Kinh tế chủ lực của thôn là phát triển lâm nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu đất rừng, đã buộc xã Nam Sơn phải có phương án làm sao trên cùng một diện tích đất có thể thu được nhiều nguồn lợi. Một trong những nguồn lợi ấy là trồng cây địa liền xen kẽ trên các diện tích trồng keo.

18/08/2015
Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

18/08/2015