Nông Dân Nguyễn Văn Trinh Thành Công Từ Mô Hình Kết Hợp Lúa – Cá
Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Cách đây 10 năm, ông Trinh chỉ chuyên canh cây lúa nên cuộc sống thiếu thốn, chỉ tạm đủ ăn. Là một nông dân cầu tiến, ông không cam chịu với cảnh sống chỉ dựa vào cây lúa. Từ đó, ông tìm tòi, học hỏi các mô hình sản xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sau một thời gian, nhận thấy mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá khá thích hợp với điều kiện sản xuất của gia đình, ông liền áp dụng.
Với 7 công đất ruộng, ông Trinh sử dụng 2 công sản xuất kết hợp lúa - cá, chủ yếu là cá lóc đồng và cá trê vàng. Bước đầu thực hiện, do không có kinh nghiệm nên ông gặp khó khăn trong khâu kỹ thuật và chăm sóc, vì thế hiệu quả mang lại không cao. Rút kinh nghiệm, ông Trinh đầu tư đào mương bao quanh bờ ruộng với chiều rộng khoảng 2m, trên bờ bao tận dụng trồng cây ăn trái, dưới mặt nước thì nuôi cá và trồng thêm bông súng Đà Lạt. Làm như thế vừa tạo môi trường tự nhiên cho cá, lại tạo thêm thu nhập.
Theo ông Trinh, nguồn vốn để đầu tư cho mô hình sản xuất này không lớn. Mỗi năm, ông chỉ mua khoảng 40kg cá trê vàng giống, còn cá lóc thì ông bắt cá con trong tự nhiên để nuôi, nhờ vậy nên hạn chế chi phí đầu tư nguồn cá giống.
Mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá của hộ ông Nguyễn Văn Trinh đang cho kết quả khả quan. Theo ông Trinh, cá nuôi trong ruộng lúa ước đạt trọng lượng khoảng 2 tấn. Với giá bán trên thị trường dao động từ 60.000 - 70.000/kg, trừ các khoản chi phí ông còn lãi từ 40 - 50 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm nguồn thu từ trồng lúa và rau màu.
Có thể bạn quan tâm
Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.
Cùng với phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi được xác định là thế mạnh của kinh tế hộ ở các huyện miền núi tỉnh ta. Tuy nhiên, tại các địa phương, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ.
Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích một số loại cây ăn quả kém hiệu quả trên địa bàn đang có xu hướng giảm. Đơn cử như cây vải, hiện chỉ còn khoảng 4.000 ha, giảm 15-20% diện tích so với 5 năm trước. Diện tích một số cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như nhãn, na, chuối, táo tăng lên do thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm ngày càng được mở rộng, đặc biệt là chuối. Riêng 9 tháng của năm nay, nông dân trong tỉnh đã trồng được 83ha chuối.
Ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu chính là người khởi xướng và dày công vun đắp cho cuộc thi. Thủa ban đầu, với tên gọi “Bò sữa điển hình chất lượng cao”, cuộc thi diễn ra tương đối đơn điệu.