Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu

Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu
Ngày đăng: 16/10/2012

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ. 
Giá thóc cao hơn ngô và lúa mỳ nhập khẩu

Theo ông Chu Đình Khu - Trưởng phòng Chăn nuôi (Cục Chăn nuôi), hiện nay tổng nhu cầu sử dụng TĂCN cho gia súc, gia cầm mỗi năm khoảng 20 triệu tấn, trong đó sản lượng TĂCN công nghiệp đạt khoảng 11,5 triệu tấn, chiếm 50% tổng nhu cầu. Khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất TĂCN là thiếu hụt nguyên liệu, hiện đang phụ thuộc tới 70% nguyên liệu nhập khẩu. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã chi 3,1 tỷ USD nhập tới hơn 8 triệu tấn nguyên liệu, trong đó ngô 1,2 triệu tấn, lúa mỳ gần 2 triệu tấn... Điều này không những gây khó khăn cho DN trong chủ động nguồn nguyên liệu mà còn làm cho giá TĂCN cao. Trong 9 tháng đã có 7 - 8 lần giá TĂCN tăng, mỗi đợt tăng từ 200 - 300 đồng/kg, trong khi giá thực phẩm giảm mạnh, khiến cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. 
Trước thực trạng này, một số DN sản xuất TĂCN và các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng lúa gạo để thay thế ngô và lúa mỳ làm TĂCN nhằm hạn chế phụ thuộc nguyên liệu nhập và giảm giá bán ra. Nhưng cái khó trong việc thay thế này chính là giá mua nguyên liệu thóc gạo trong nước cao hơn so với ngô nhập khẩu. 
Một kilôgam gạo lật có giá tới 7.600 đồng trong khi đó giá ngô được các nhà máy mua về sản xuất TĂCN chỉ 7.300 đồng/kg. Đại diện Nhà máy sản xuất TĂCN New Hope cho biết, nhà máy đã sử dụng thóc và gạo thay thế một phần ngô trong sản xuất TĂCN nhưng việc giá thóc cao hơn ngô và lúa mỳ từ 200 - 300 đồng/kg nên không thể cạnh tranh được. 
TS Trần Quốc Việt (Viện Chăn nuôi) cho rằng, ngoài vấn đề về giá thành mua thóc gạo cao hơn so với ngô, một trong những nhược điểm cơ bản khiến sức cạnh tranh của thóc và các sản phẩm từ thóc (gạo lật, tấm) kém hơn so với ngô trong sản xuất TĂCN là không có sắc tố vàng, dẫn tới chất lượng dinh dưỡng kém hơn. Chẳng hạn như sử dụng thức ăn làm từ thóc cho lợn, giá trị dinh dưỡng chỉ bằng 72 - 77% so với ngô và lúa mỳ, đối với thức ăn cho gà thì dinh dưỡng sản xuất từ thóc chỉ bằng 62% so với lúa mỳ và 67% so với ngô. 
Hỗ trợ về vốn và kỹ thuật gieo trồng

Để sử dụng thóc và gạo thay thế dần sản phẩm ngô và lúa mỳ nhập khẩu, các chuyên gia ngành chăn nuôi đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp lý cho người sản xuất lúa về vốn cũng như kỹ thuật gieo trồng các loại giống lúa năng suất cao và được bù giá chênh lệch 700 - 1.000 đồng/kg thóc khi bán trực tiếp cho các nhà máy sản xuất TĂCN. TS Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, ngoài hỗ trợ cho người sản xuất lúa thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các DN sản xuất TĂCN như vay vốn và được hưởng lãi suất vay ưu đãi cao nhất để mua thóc gạo trong mùa thu hoạch lúa. 
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho rằng, hiện ngành chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, nếu sử dụng thóc và gạo thay thế cho ngô và lúa mỳ làm TĂCN thì sẽ cứu được cả ngành trồng trọt và chăn nuôi vì hiện hai ngành này đều phát triển không bền vững. Tuy nhiên, để việc này đi vào thực tế, các địa phương cần quy hoạch một số diện tích trồng các giống lúa có năng suất cao, giá thành hạ để chuyển sang làm TĂCN (khoảng 1 - 2 triệu tấn/năm). Nhà nước tăng cường dự trữ quốc gia về thóc và gạo để phục vụ nhu cầu lương thực và TĂCN; ngoài việc sử dụng thóc và gạo làm TĂCN còn cần khuyến khích các nhà máy sử dụng sản phẩm từ sắn để thay thế nguyên liệu nhập khẩu…


Có thể bạn quan tâm

Ớt Hút Hàng, Tăng Giá Mạnh Ớt Hút Hàng, Tăng Giá Mạnh

Ông Nguyễn Văn Châu (ấp Thạnh Hòa, xã Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang) cho biết, ông thu hoạch 2 công ớt cách đây gần 1 tháng, năng suất 1 tấn/công chỉ bán được giá 14.000-15.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ớt đã tăng vọt 36.000-38.000 đồng/kg nhưng ông không còn ớt để bán. Ông Huỳnh Quang Phục (ấp Bình Tây 1, xã Phú Bình, Phú Tân) chia sẻ: “Hơn 20 ngày trước, tôi thu hoạch gần 7 công ớt, bán 15.000-16.000 đồng/kg, vừa trồng lại đợt ớt mới thì ớt tăng giá mạnh”.

02/11/2013
Nuôi Trồng Thủy Hải Sản Trên Cát: Hiệu Quả Và Hậu Quả Nuôi Trồng Thủy Hải Sản Trên Cát: Hiệu Quả Và Hậu Quả

Bên cạnh cái lợi là tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thì nuôi trồng thủy hải sản trên cát lại tiềm ẩn không ít hiểm họa. Đó là môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh, thất thu…

04/11/2013
Ồ Ạt Nuôi Tôm Bất Chấp Rủi Ro Ồ Ạt Nuôi Tôm Bất Chấp Rủi Ro

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các vùng nuôi tôm của Quảng Ngãi đang được các thương lái nước ngoài đến thu mua và đẩy giá lên cao khiến nhiều người dân đổ xô làm hồ nuôi tôm. Hồ tôm “mọc” lên trong vườn nhà, thậm chí có hộ dỡ nhà lấy mặt bằng làm hồ tôm khiến nước ngầm cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.

04/11/2013
Bò Thịt Là Thượng Sách Bò Thịt Là Thượng Sách

Quảng Trị có thế mạnh phát triển đàn bò thịt không chỉ ở quy mô nông hộ nuôi dưới 10 con mà còn phát triển thành trang trại lớn để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Hiện tại nguồn bò thịt ở địa phương này không đủ cung cấp cho thị trường.

04/11/2013
Chủ Động Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò Chủ Động Bảo Vệ Đàn Trâu, Bò

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, ảnh hưởng đến chăn nuôi và trồng trọt. Để giảm thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động các biện pháp phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc.

04/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.