Mô Hình Nuôi Thỏ Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.
Bình quân sau khi nuôi từ 3 - 3,5 tháng thỏ đạt trọng lượng từ 2,2 kg - 3,5 kg/con. Mỗi tháng, trại của gia đình anh Tuấn cung cấp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh khoảng 2.400 con thỏ giống với giá 100.000 đồng/cặp. Anh đã ký kết hợp đồng mỗi tháng cung cấp hơn 100 kg thỏ thịt cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, với giá 45.000 đồng/kg thỏ hơi.
Ngoài ra, gia đình anh còn dành hơn 4.000 m2 đất trồng một số loại rau... để đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho thỏ.
Trước đây, gia đình anh chủ yếu trồng lúa, với bản tính cần cù chịu khó học hỏi, năm 2010, anh lên tận thành phố Hồ Chí Minh tìm đến Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam xin tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi thỏ để nghiên cứu, sau đó anh ra tận Hà Nội tìm mua 50 con thỏ giống, trong đó có 40 con thỏ cái và 10 con thỏ đực về nhân giống.
Anh Tuấn chia sẻ, thỏ rất dễ nuôi, có thể tận dụng được nguồn phụ, phế phẩm tại chỗ để làm thức ăn cho thỏ. Để nuôi đạt hiệu quả cao, anh thiết kế xây dựng chuồng trại thông thoáng, có ánh sáng và vệ sinh thường xuyên. Kích cỡ lồng nuôi thỏ thương phẩm là 0,6 m x 1 m cho khoảng từ 6 - 8 con, còn kích cỡ lồng cho một thỏ mẹ sinh sản là 0,4 m x 0,6 m. Đối với nuôi trên nền đất dưới mỗi lồng nuôi có phủ bạt ni lông để hứng chất thải, đảm bảo vệ sinh, giảm được dịch bệnh cho thỏ.
Mỗi khu nuôi thỏ anh giăng mùng lưới để phòng tránh muỗi và các loại côn trùng gây hại cho thỏ. Thông thường thỏ hay bị bệnh ghẻ và tiêu chảy. Tuy nhiên, đối với gia đình anh, sau khi thỏ sinh sản được 1 tháng, bắt đầu tách bầy là anh thực hiện tiêm phòng bệnh.
Đối với thỏ mẹ, sau khi sinh sản khoảng 2,5 tháng thì tiêm kháng sinh. Trước khi bán thỏ giống, anh đều tiêm phòng các loại bệnh và hướng dẫn kinh nghiệm và cung cấp tài liệu về kỹ thuật nuôi thỏ cho người chăn nuôi.
Đối với nuôi thỏ sinh sản thường thì sau khi sinh nuôi đến 3,5 tháng là thỏ bắt đầu phối giống. Để biết được thời gian sinh sản của thỏ, cần phải kiểm tra bộ phận sinh dục và có bảng theo dõi từng lồng nuôi theo một quy trình thật nghiêm ngặt, nếu không khi tách bầy sẽ dễ gây trùng huyết khiến chất lượng con giống không đảm bảo và có nguy cơ tuyệt chủng nguồn giống gốc.
Đây là một mô hình nuôi đã phát huy hiệu quả cho kinh tế gia đình góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn ở nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Chỉ vì tin đồn thất thiệt “mít non nhúng thuốc Trung Quốc bán tràn lan ngoài thị trường” mà nhà vườn trồng mít ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và các địa phương lân cận phải lao đao vì giá giảm thê thảm, gây thiệt hại rất lớn.
Chỉ trong vòng hơn 1 tháng giá xăng dầu tăng 3 lần, hàng ngàn tàu cá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp khó. Chi phí nhiên liệu tăng cao nhưng tôm, cá, mực... lại mất giá; sau chuyến biển thu không đủ bù chi. Khoảng nửa tháng nay, nhiều chiếc tàu ra khơi cầm chừng.
Gần đây, do lợi nhuận từ việc trồng keo giấy khá cao, nông dân Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) mở rộng diện tích trồng keo giấy vụ mới. Hiện nay, các vườn ươm tại Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bán cây con (chủ yếu giống keo giâm hom) dao động từ 600 đồng đến 700 đồng/1 cây keo giấy, tuy nhiên nguồn cung cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trồng rừng của người dân. Trung tâm Dịch vụ thương mại Khánh Vĩnh đã mua 165.000 cây keo lai giâm hom từ các tỉnh khác để đáp ứng nhu cầu trồng rừng của bà con.
Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.
Năm 2012, Trường Đại học Tây Nguyên và Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên đã triển khai "Dự án chăn nuôi động vật ăn cỏ tại vùng tam giác Việt Nam, Lào, Campuchia” tại hai xã là Tâm Thắng, Nam Dong (Chư Jút).