Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Thanh Long

Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Thanh Long
Ngày đăng: 05/08/2013

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)…. 

Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (trên dưới 6) sẽ thích hợp hơn cho cây. Chất lượng thanh long phụ thuộc nhiều vào phân bón, nếu chế độ bón phân giàu đạm ít kali thường cho trái có độ ngọt kém, mau hư thối, khó cất trữ và vận chuyển.

Ngược lại chế độ bón phân cân đối đạm và kali hoặc giầu kali sẽ cho trái có độ ngọt cao hơn, trái cứng chắc và lâu hư thối, dễ cất trữ, vận chuyển. Tuy nhiên, chế độ phân bón tốt phải bao gồm cả việc cung cấp cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ; cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng đa lượng NPK; cân đối giữa dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.

Cũng giống như những cây ăn quả khác, cây thanh long ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) có nhu cầu phân bón khác so với cây ở thời kỳ kinh doanh (KD). Thời kỳ này cây cần được ra rễ sớm, phát triển bộ rễ tốt, làm cơ sở cho việc huy động dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng nhanh khỏe, sớm bước vào thời kỳ kinh doanh. nên việc bón lót phân chuồng hoai mục, hoặc phân hữu cơ giầu humat (phân hữu cơ sản xuất từ than bùn) trước khi trồng là rất cần thiết.

Bón lót một lượng vôi hay phân lân nung chẩy cũng là một biện pháp rất tốt và rất cần thiết, giúp điều chỉnh pH đất về giá trị thích hợp cho cây sinh trưởng như đã nói ở trên. Mặc dù phân hữu cơ và vôi cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây (canxi, magie, các nguyên tố vi lượng) nhưng ta chỉ gọi chúng là các chất cải tạo đất. Chúng ta vẫn phải coi phân NPK là loại phân chủ yếu, cần phải cung cấp cho cây ở từng thời kỳ khác nhau.

Thời kỳ KTCB cần có tỷ lệ đạm và lân cao, kali trung bình hoặc thấp, vì lúc này cây chỉ sinh trưởng thân cành và bộ rễ mà chưa cho quả. Trước khi trồng thanh long, nếu muốn cây tốt lâu bền, ta cần tạo cho cây một “bồn dinh dưỡng” quanh gốc càng rộng và sâu mầu càng tốt. Tất nhiên “bồn” rộng nhất cũng chỉ đến mức bề rộng dự kiến của tán cây sau này mà thôi.

Trong bồn này ta bón phân hữu cơ và vôi, đồng thời trộn đều với đất. Độ sâu lớp đất trong bồn nên từ 25-30 cm. Độ pH đất trong bồn nên điều chỉnh lên khoảng 5,5-6,5. Nhưng để tránh đầu tư 1 lần gây tốn kém không cần thiết, ta có thể mở rộng bồn hàng năm tùy theo sức sinh trưởng của tán cây.

Thời kỳ kinh doanh, cây vừa sinh trưởng rất mạnh, vừa ra hoa, ra trái nên cần rất nhiều dinh dưỡng. Ngoài việc phải bón phân hữu cơ và vôi hàng năm, ta còn phải bón một lượng phân NPK theo các thời kỳ khác nhau. Trong thời gian nuôi cành, tạo tán, cây cần được bón các loại phân NPK có tỷ lệ đạm cao, lân vừa phải và kali thấp. Khi cây cần phân hóa mầm hoa ta bón phân có hàm lượng đạm trung bình, lân cao và kali trung bình.

Để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa dễ dàng người ta còn phun bổ sung loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như 6-30-30 hay MKP (mono-potassium phosphate). Bước sang giai đoạn nuôi trái ta bón phân có hàm lượng đạm và kali cao, lân thấp.

Để tạo thuận lợi cho bà con nông dân sử dụng phân bón đúng, vừa qua Xí nghiệp Phân bón Chánh Hưng (thuộc Công ty Phân bón Miền Nam – hiệu “CON Ó”) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thanh Long – Bình Thuận xây dựng một số công thức phân bón chuyên dùng cho thanh long. Cách sử dụng loại phân chuyên này như sau:

Với thanh long thời kỳ KTCB:

Năm thứ nhất: Bón 1kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 0,5kg/trụ phân trung lượng TL (Chánh Hưng) 2 lần, vào trước khi trồng và 6 tháng sau trồng. Bón phân NPK 20-20-15 (Chánh Hưng) với liều 80g/trụ vào lúc 1 tháng sau trồng, và sau đó định kỳ 1 tháng/lần.

Năm thứ 2: Bón 1,5kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 1kg/trụ phân trung lượng TL (Chánh Hưng) 2 lần, vào đầu và cuối mùa mưa. Bón phân NPK 20-20-15 (Chánh Hưng) với liều 150g/trụ theo định kỳ 1 tháng/lần.

Với thanh long thời kỳ KD:

Bón 2kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 1-1,5kg/trụ phân trung lượng TL (Chánh Hưng) 2 lần, vào đầu và cuối mùa mưa.

Bón 2 loại phân chuyên dùng cho thanh long là Thanh Long 1.4 (17-17-17 TL) và Thanh Long 5.8 (18-10-18 TL) theo các thời kỳ.


Có thể bạn quan tâm

Sâu bệnh gây hại Thanh Long - biện pháp phòng trừ Sâu bệnh gây hại Thanh Long - biện pháp phòng trừ

Cây thanh long đang được trồng phổ biến ở các tỉnh phía nam và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu.

03/05/2017
Trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP Trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP

Với 5 hộ tham gia trên diện tích 2ha, các hộ được hỗ trợ hơn 30% tổng chi phí, được hướng dẫn kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

19/09/2017
Nấm tắc kè làm người trồng thanh long Đồng Nai lo sốt vó Nấm tắc kè làm người trồng thanh long Đồng Nai lo sốt vó

Bệnh nấm tắc kè trên cây thanh long vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trong mùa mưa, nhất là khi bà con nông dân không chủ động các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

23/09/2017
Phát hiện bệnh hại mới trên cây thanh long Phát hiện bệnh hại mới trên cây thanh long

Bệnh hại mới nguy hiểm trên cây thanh long. Theo nông dân, khi “dính” bệnh này sẽ khiến nhánh thanh long bị thối, chết cành già không thể cứu vãn.

25/09/2017
Quản lý bệnh thối, chết cành thanh long Quản lý bệnh thối, chết cành thanh long

Để giúp bà con có biện pháp quản lý, ông Trần Minh Tân, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt - BVTV Bình Thuận đưa ra giải pháp.

28/09/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.