Kỹ Thuật Trồng Thanh Long
I . QUY TRÌNH TRỒNG :
1. Yêu cầu sinh thái :
1.1. Nhiệt độ :
Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw.) là cây nhiệt đới thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia. Nhiệt độ thích hợp cho Thanh long sinh trưởng và phát triển từ 20 - 34oC. Trong điều kiện thời tiết có sương giá nhẹ với thời gian ngắn cũng sẽ gây ảnh hưởng cho cây Thanh long.
1.2. Ánh sáng :
Cây Thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng thân cây ốm yếu. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng quá cao, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của Thanh long.
1.3. Nước :
Cây Thanh long có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây phát triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân hoá mầm hoa, ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa cho cây là 800 - 2.000 mm/năm, nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái. Có nguồn nước tưới chủ động trong mùa khô, vườn trồng không sử dụng các nguồn nước thải.
1.4. Đất đai :
Cây Thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt... Tuy nhiên, cây Thanh long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn và có pH từ 5 - 7 .
Để sản xuất Thanh long theo hướng an toàn cần phân tích đất, nước trước khi trồng. Vườn trồng cách khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện khoảng 500 m, đất không bị nhiễm kim loại nặng. Toàn bộ hồ sơ về vị trí lô đất và kết quả phân tích đất được lưu giữ tại HTX, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia đình có thể truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu.
2. Thiết kế vườn :
2.1. Chuẩn bị đất trồng :
Đất được cày kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng, không nên sử dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì.
2.2.Trụ trồng :
Có thể dùng gỗ, trụ gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng Thanh long. Hiện nay trụ xi măng cốt sắt đang được khuyến cáo và sử dụng phổ biến trong sản xuất. Trụ có kích thước dài 2 - 2,2 m, cạnh vuông từ 15 - 20 cm.
Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,5 - 1,6 m, phần chôn dưới mặt đất khoảng 0,5 - 0,6 m, phía trên trụ có 4 cọng sắt ló ra dài 20 - 25cm được bẻ cong theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành Thanh long.
2.3. Mật độ - khoảng cách trồng :
Cây Thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày cành đan chéo nhau khó đi lại chăm sóc. Nên trồng với khoảng cách là 3m x 3m (hàng cách hàng 3 m, trụ cách trụ 3m), mật độ khoảng 1.000 - 1.100 trụ/ha.
Giống hiện trồng phổ biến là giống Thanh long ruột trắng. Giống có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khó khăn, cho năng suất cao, hình dạng trái đẹp, vỏ màu đỏ, thịt trái màu trắng.
Giống có thời gian ra hoa từ tháng 4 - 9 (chính vụ), thời gian từ đậu trái đến thu hoạch khoảng 28 - 35 ngày.
Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt các tiêu chuẩn sau :
- Tuổi cành 12 tháng (đã cho trái vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới cho trái), cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hoá gỗ để hạn chế bệnh thối cành.
- Chiều dài cành tốt nhất từ 40 - 50 cm.
- Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.
- Các mắt trên cành phải mang chùm gai tốt, mẩy.
Phần gốc cành được cắt bỏ phần vỏ khoảng 2 - 4 cm chỉ để lại lõi giúp nhanh ra rễ và tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 20-30 ngày ra rễ có thể đem trồng.
2.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc :
2.5.1. Thời vụ trồng :
Cây Thanh long có thể trồng được quanh năm, nhưng thời điểm xuống giống thích hợp nhất :
- Tháng 10-11: Thời gian này thuận lợi là nguồn hom giống dồi dào, các vùng đất thấp tránh được nguy cơ ngập úng, nhưng cần phải đảm bảo có đủ nước tưới trong mùa khô.
- Tháng 5-6 : Đối với các vùng thiếu nước nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6) nhưng sẽ gặp khó khăn về hom giống.
- Tốt nhất có kế hoạch giâm hom để chủ động xuống giống .
2.5.2 Cách đặt hom :
- Đặt hom cạn 2-3 cm, đặt phần lõi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để tránh thối gốc.
- Khi trồng nên áp phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện thuận lợi cho cành ra rể và bám sát vào cây trụ.
- Sau khi trồng dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay, đổ ngã.
- Mỗi trụ đặt 4 - 5 hom theo từng mặt trụ.
2.5.3.Tưới nước :
Cây Thanh long là cây chịu hạn, tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo dài nếu không đủ nước sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và giảm năng suất.
Biểu hiện của sự thiếu nước ở cây Thanh long là: Cành mới hình thành ít, cành sinh trưởng rất chậm, bị teo tóp và chuyển sang màu vàng. Ở những cây thiếu nước khi ra ra hoa, tỉ lệ rụng hoa ở các đợt ra hoa đầu tiên cao > 80%, quả nhỏ. Do đó, cần tưới nước thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.
2.5.4. Tủ gốc giữ ẩm:
Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, xơ dừa, rễ lục bình (bèo tây)... để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại và bổ sung dinh dưỡng cho đất.
2.5.5. Tỉa cành và tạo tán :
Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định.
- Tỉa cành tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng.
- Từ mặt đất tới giàn, tỉa tất cả các cành xung quanh chỉ để lại một cành phát triển tốt, áp sát cây trụ.
- Trên giàn, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành mẹ để lại 1-2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai chuột (bánh mì), cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho quả, các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1,2m - 1,5m bấm đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho quả.
- Hàng năm, sau khi thu hoạch cần tỉa bỏ những cành đã cho quả 2 năm, cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm khuất trong tán.
2.5.6. Cỏ dại :
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây Thanh long và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ gốc và xung quanh gốc.
Phải dọn dẹp, cắt sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, HTX ... ngày phun, loại thuốc và liều lượng đã sử dụng.
2.5.7. Phân bón :
Tuỳ theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây Thanh long mà phải bón đầy đủ phân cho cây phát triển. Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ để hạn chế ô nhiễm đất và nguồn nước.
2.5.7.1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản : (1-2 năm đầu sau khi trồng).
- Bón lót: Được áp dụng vào 1-2 ngày trước khi trồng, với liều lượng 5 - 10 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg Super lân hoặc Lân Văn Điển/trụ.
Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các loại phân hữu cơ sinh học với liều lượng từ 0,5 - 1 kg theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Một tháng sau khi trồng, bón 25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK 20-20-15/trụ.
- Định kỳ bón 1 tháng/lần
- Cách bón: rải phân xung quanh gốc (cách gốc 20 - 40 cm tuỳ theo tuổi cây), lấp lớp đất mỏng hoặc dùng rơm tủ lên, tưới nước.
2.5.7.2 Giai đoạn kinh doanh : (Từ năm thứ 3 trở đi)
a. Phân hữu cơ :
- Lần 1: (sau khi thu hoạch) bón 15 - 20 kg phân chuồng hoai mục hoặc thay thế bằng phân hữu cơ sinh học với liều lượng 2 -5 kg/trụ.
- Lần 2: (chuẩn bị ra hoa) bón 0,5 - 1,0 kg phân hữu cơ sinh học/trụ.
- Lần 3: (nuôi trái) bón 0,5 - 1,0 kg phân hữu cơ sinh học/trụ.
b. Phân hoá học :
- Liều lượng bón :
Tuổi vườn (năm) | Lượng phân bón nguyên chất gr/trụ | Lượng phân bón tương đương kg/trụ | ||||
N | P2O5 | K2O | Urea | Lân | Kali | |
3-5 | 500 | 500 | 500 | 1,08 | 3,6 | 0,83 |
>5 | 750 | 500 | 750 | 1,63 | 3,6 | 1,25 |
- Cách bón : Rải đều trên mặt đất xung quanh trụ, tủ lên bằng một lớp đất mỏng bằng rơm rạ, hay cỏ khô, sau đó tưới nước cho phân tan.
- Thời gian bón: Chia làm 8 lần bón/năm (trung bình 1,5 tháng/lần ) như sau:
Lần bón | Tuổi cây từ 3-5 năm tuổi | Trên 5 năm (lượng phân bón) | ||||
Lân | Urea ( kg/trụ) | Kali | Lân ( kg/trụ) | Urea | Kali ( kg/trụ) | |
1 | 3,6 | 0,2 |
| 3,6 | 0,3 |
|
2 ( cuối tháng 12 dl) |
| 0,2 | 0,15 |
| 0,3 | 0,25 |
3 |
| 0,2 | 0,15 |
| 0,3 | 0,25 |
4 (cuối tháng 4 dl) |
| 0,1 | 0,1 |
| 0,3 | 0,25 |
5 |
| 0,1 | 0,1 |
| 0,3 | 0,25 |
6 (cuối tháng 6 dl) |
| 0,1 | 0,1 |
| 0,3 | 0,25 |
7 |
| 0,1 | 0,1 |
| 0,3 | 0,25 |
8 ( cuối tháng 8 dl) |
| 0,1 | 0,1 |
| 0,3 | 0,25 |
Tổng cộng | 3,6 | 0,9 | 0,8 | 3,6 | 2,4 | 1,75 |
Ghi chú :
- Nếu đất có phản ứng chua thì thế super lân bằng lân Văn Điển và bón thêm
Có thể bạn quan tâm
Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan… trên các loại rau quả tươi. Trong thời gian qua, các nước nhập khẩu quả thanh long đã cảnh báo nhiều về nguy cơ ruồi đục quả trên trái thanh long.
Ruồi đục quả là đối tượng dịch hại đối với nhiều loại cây ăn trái như: xoài, sa bu chê, táo, nhãn, ổi, thanh long… Để hạn chế loại bệnh trên, năm 2009, tại thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Trạm BVTV huyện HTB (Bình Thuận) thực hiện mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi đục quả thanh long với diện tích 15 ha, có 15 hộ tham gia đã thu được kết quả.
Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập nước. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng. Nước tưới không nhiễm phèn, mặn.
Kiến là một trong số các đối tượng nguy hại nhất, làm giảm chất lượng trái thanh long thương phẩm, giảm đáng kể thu nhập của nhà vườn. Hiện nay nhiều nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang sử dụng bã diệt kiến tự chế đem lại hiệu quả cao trong diệt kiến mà không gây hại cho người tiêu dùng và môi trường.
Viện Cây ăn quả Miền Nam vừa lai tạo thành công giống thanh long ruột tím hồng (LĐ5) với nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại thanh long hiện có.