Chọn Giống Thanh Long

Đối với cây trồng hay vật nuôi nào cũng vậy, giống là yếu tố ban đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm thu được sau này.
Do đó, trong lúc dịch xảy ra càng nhiều thì ngành nông nghiệp càng có nhiều khuyến cáo và yêu cầu nông dân phải chọn giống tốt. Nó như một yếu tố tất yếu không bàn cãi.
Đối với cây thanh long đang trong tiến trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap thì con giống cũng là yếu tô quan trọng cần đảm bảo:
Chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Giống tự sản xuất phải có hồ sơ ghi chép đầy đủ quá trình xử lý: tên người xử lý, mục đích xử lý, hom giống, thời gian và thuốc BVTV sử dụng….
Giống không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ : tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân, thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại….
Cành được chọn giâm phải là cánh tốt, khỏe
Cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế sâu bệnh
Tuổi cành 12-24 tháng
Chiều dài cành tốt nhất từ 40-50cm
Cành khỏe mạnh, có màu xanh đậm, không nhiễm bệnh
Các mắt trên cành có gai phải tốt
Khi giâm cành phải chọn nơi thoáng mát có thời gian trước đó 20-30 ngày trước khi trồng.
Có thể bạn quan tâm

Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980

Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan… trên các loại rau quả tươi. Trong thời gian qua, các nước nhập khẩu quả thanh long đã cảnh báo nhiều về nguy cơ ruồi đục quả trên trái thanh long.

Ruồi đục quả là đối tượng dịch hại đối với nhiều loại cây ăn trái như: xoài, sa bu chê, táo, nhãn, ổi, thanh long… Để hạn chế loại bệnh trên, năm 2009, tại thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Trạm BVTV huyện HTB (Bình Thuận) thực hiện mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi đục quả thanh long với diện tích 15 ha, có 15 hộ tham gia đã thu được kết quả.

Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập nước. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng. Nước tưới không nhiễm phèn, mặn.

Kiến là một trong số các đối tượng nguy hại nhất, làm giảm chất lượng trái thanh long thương phẩm, giảm đáng kể thu nhập của nhà vườn. Hiện nay nhiều nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang sử dụng bã diệt kiến tự chế đem lại hiệu quả cao trong diệt kiến mà không gây hại cho người tiêu dùng và môi trường.