Home / Cây ăn trái / Thanh long

Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Thanh Long

Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Thanh Long
Publish date: Monday. August 5th, 2013

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (ĐBSCL), đất đỏ (Long Khánh, Đồng Nai)…. 

Thanh long có khả năng thích ứng với các đất có độ chua (pH) rất khác nhau, nhưng do xuất xứ từ vùng khô hạn nên pH gần trung tính (trên dưới 6) sẽ thích hợp hơn cho cây. Chất lượng thanh long phụ thuộc nhiều vào phân bón, nếu chế độ bón phân giàu đạm ít kali thường cho trái có độ ngọt kém, mau hư thối, khó cất trữ và vận chuyển.

Ngược lại chế độ bón phân cân đối đạm và kali hoặc giầu kali sẽ cho trái có độ ngọt cao hơn, trái cứng chắc và lâu hư thối, dễ cất trữ, vận chuyển. Tuy nhiên, chế độ phân bón tốt phải bao gồm cả việc cung cấp cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ; cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng đa lượng NPK; cân đối giữa dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng.

Cũng giống như những cây ăn quả khác, cây thanh long ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) có nhu cầu phân bón khác so với cây ở thời kỳ kinh doanh (KD). Thời kỳ này cây cần được ra rễ sớm, phát triển bộ rễ tốt, làm cơ sở cho việc huy động dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng nhanh khỏe, sớm bước vào thời kỳ kinh doanh. nên việc bón lót phân chuồng hoai mục, hoặc phân hữu cơ giầu humat (phân hữu cơ sản xuất từ than bùn) trước khi trồng là rất cần thiết.

Bón lót một lượng vôi hay phân lân nung chẩy cũng là một biện pháp rất tốt và rất cần thiết, giúp điều chỉnh pH đất về giá trị thích hợp cho cây sinh trưởng như đã nói ở trên. Mặc dù phân hữu cơ và vôi cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây (canxi, magie, các nguyên tố vi lượng) nhưng ta chỉ gọi chúng là các chất cải tạo đất. Chúng ta vẫn phải coi phân NPK là loại phân chủ yếu, cần phải cung cấp cho cây ở từng thời kỳ khác nhau.

Thời kỳ KTCB cần có tỷ lệ đạm và lân cao, kali trung bình hoặc thấp, vì lúc này cây chỉ sinh trưởng thân cành và bộ rễ mà chưa cho quả. Trước khi trồng thanh long, nếu muốn cây tốt lâu bền, ta cần tạo cho cây một “bồn dinh dưỡng” quanh gốc càng rộng và sâu mầu càng tốt. Tất nhiên “bồn” rộng nhất cũng chỉ đến mức bề rộng dự kiến của tán cây sau này mà thôi.

Trong bồn này ta bón phân hữu cơ và vôi, đồng thời trộn đều với đất. Độ sâu lớp đất trong bồn nên từ 25-30 cm. Độ pH đất trong bồn nên điều chỉnh lên khoảng 5,5-6,5. Nhưng để tránh đầu tư 1 lần gây tốn kém không cần thiết, ta có thể mở rộng bồn hàng năm tùy theo sức sinh trưởng của tán cây.

Thời kỳ kinh doanh, cây vừa sinh trưởng rất mạnh, vừa ra hoa, ra trái nên cần rất nhiều dinh dưỡng. Ngoài việc phải bón phân hữu cơ và vôi hàng năm, ta còn phải bón một lượng phân NPK theo các thời kỳ khác nhau. Trong thời gian nuôi cành, tạo tán, cây cần được bón các loại phân NPK có tỷ lệ đạm cao, lân vừa phải và kali thấp. Khi cây cần phân hóa mầm hoa ta bón phân có hàm lượng đạm trung bình, lân cao và kali trung bình.

Để thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa dễ dàng người ta còn phun bổ sung loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như 6-30-30 hay MKP (mono-potassium phosphate). Bước sang giai đoạn nuôi trái ta bón phân có hàm lượng đạm và kali cao, lân thấp.

Để tạo thuận lợi cho bà con nông dân sử dụng phân bón đúng, vừa qua Xí nghiệp Phân bón Chánh Hưng (thuộc Công ty Phân bón Miền Nam – hiệu “CON Ó”) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thanh Long – Bình Thuận xây dựng một số công thức phân bón chuyên dùng cho thanh long. Cách sử dụng loại phân chuyên này như sau:

Với thanh long thời kỳ KTCB:

Năm thứ nhất: Bón 1kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 0,5kg/trụ phân trung lượng TL (Chánh Hưng) 2 lần, vào trước khi trồng và 6 tháng sau trồng. Bón phân NPK 20-20-15 (Chánh Hưng) với liều 80g/trụ vào lúc 1 tháng sau trồng, và sau đó định kỳ 1 tháng/lần.

Năm thứ 2: Bón 1,5kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 1kg/trụ phân trung lượng TL (Chánh Hưng) 2 lần, vào đầu và cuối mùa mưa. Bón phân NPK 20-20-15 (Chánh Hưng) với liều 150g/trụ theo định kỳ 1 tháng/lần.

Với thanh long thời kỳ KD:

Bón 2kg/trụ phân khoáng hữu cơ + 1-1,5kg/trụ phân trung lượng TL (Chánh Hưng) 2 lần, vào đầu và cuối mùa mưa.

Bón 2 loại phân chuyên dùng cho thanh long là Thanh Long 1.4 (17-17-17 TL) và Thanh Long 5.8 (18-10-18 TL) theo các thời kỳ.


Related news

Chọn Giống Thanh Long Chọn Giống Thanh Long

Đối với cây trồng hay vật nuôi nào cũng vậy, giống là yếu tố ban đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm thu được sau này.

Thursday. December 22nd, 2011
Bảo Quản Thanh Long Bảo Quản Thanh Long

Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980

Sunday. February 13th, 2011
Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Trên Cây Thanh Long Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Trên Cây Thanh Long

Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan… trên các loại rau quả tươi. Trong thời gian qua, các nước nhập khẩu quả thanh long đã cảnh báo nhiều về nguy cơ ruồi đục quả trên trái thanh long.

Thursday. December 22nd, 2011
Sử Dụng Bẫy Nhử Pheramon Phòng Trừ Ruồi Vàng Đục Quả Thanh Long Sử Dụng Bẫy Nhử Pheramon Phòng Trừ Ruồi Vàng Đục Quả Thanh Long

Ruồi đục quả là đối tượng dịch hại đối với nhiều loại cây ăn trái như: xoài, sa bu chê, táo, nhãn, ổi, thanh long… Để hạn chế loại bệnh trên, năm 2009, tại thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Trạm BVTV huyện HTB (Bình Thuận) thực hiện mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi đục quả thanh long với diện tích 15 ha, có 15 hộ tham gia đã thu được kết quả.

Thursday. December 22nd, 2011
Lưu Ý Khi Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Lưu Ý Khi Trồng Thanh Long Ruột Đỏ

Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập nước. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng. Nước tưới không nhiễm phèn, mặn.

Thursday. December 22nd, 2011