Châu Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Chăn Nuôi Bò
Với chủ trương đa dạng hóa cây trồng, những năm gần đây huyện Châu Phú (An Giang) đặc biệt quan tâm việc chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu qủa sang các loại cây trồng ứng dụng công nghệ cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò theo Dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu của tỉnh bước đầu đem lại hiệu qủa kinh tế đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Anh Huỳnh Tấn Phát là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò ở xã Khánh Hòa - huyện Châu Phú. Hiện nay, cây bắp đang giai đoạn thu hoạch, năng suất đạt bình quân 300 kg/công. Ngoài trái bắp non thu hoạch được Công ty Antesco thu mua theo hợp đồng, thân bắp anh xây nhuyễn dùng để cho bò ăn.
Anh Huỳnh Tấn Phát - xã Khánh Hòa - huyện Châu Phú cho biết: Đàn bò 20 con của anh, nhờ lượng bắp này đã không phải tốn thức ăn khác. Đây là mô hình được anh Huỳnh Tấn Phát rất tâm đắc, vì không phải bấp bênh về giá cả, lại còn được hỗ trợ giống…
Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò theo chuỗi liên kết tiêu thụ rau màu được triển khai trên địa bàn huyện Châu Phú từ tháng 7/2014, bước đầu đã vận động xuống giống được 2,55 ha, với 9 hộ tham gia, tập trung ở các xã: Khánh Hòa, thị trấn Cái Dầu và Mỹ Đức, trong đó xã Khánh Hòa có diện tích nhiều nhất, với 1,75ha.
Hiện nay, các xã đã thu hoạch được 542 kg, năng suất đạt 319kg/công. Với giá ký hợp đồng bao tiêu 7.674đ/kg, nông dân thu lợi nhuận trên 2,4 triệu đồng/công.
Ông Nguyễn Văn Hiền – Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Châu Phú nhấn mạnh: Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo tận dụng được thân và vỏ bắp sau thu hoạch cho bò ăn là mô hình mới đang được triển khai trên địa bàn huyện Châu Phú, nhằm xây dựng vùng nguyên liêu rau qủa phục vụ cho Nhà máy rau qủa Bình Long của Dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau qủa của tỉnh do Công ty cổ phần rau qủa thực phẩm An Giang thực hiện.
Để nhân rộng diện tích trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Châu Phú, hiện nay Công ty Antesco đang phối hợp với ngành nông nghiệp huyện, tổ chức hội thảo hướng dẫn kỹ thuật trồng bắp thu trái non cho bà con nông dân tại các xã thực hiện thí điểm mô hình.
Với những lợi thế về thỗ nhưỡng, có vùng nguyên liêu và nhu cầu mở rộng tổng đàn bò trên địa bàn huyện Châu Phú, mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò theo chuỗi liên kết tiêu thụ rau màu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân một cách bền vững, đồng thời giải quyết được bài toán bấp bênh về giá của nông sản.
Hiện nay, ngoài mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ đậu nành rau, đậu bắp nhật, thì mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò góp phần tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt hiệu qủa trên địa bàn huyện Châu Phú. Mô hình đang được triển khai nhân rộng ở nhiều địa phương có lợi thế trồng bắp non trên địa bàn huyện Châu Phú.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 11/6, tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau tổ chức công bố kết quả đề tài khoa học “Tác động tích cực của giống lúa ARIZE B – TE1 đến hiệu quả nuôi tôm ở vùng tôm – lúa các tỉnh Kiên Giang, Bạc liêu và Cà Mau” do Công ty Bayer Việt Nam chủ trì.
Chết nhanh là bệnh hại phổ biến và nguy hiểm nhất trên cây hồ tiêu. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa.
Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.
Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.