Nông Dân Khốn Khó Vì Mì Xuống Giá
Thời điểm này, người dân trong tỉnh Bình Phước đang vào mùa thu hoạch mì nhưng giá lên xuống thất thường đang là nỗi lo của nhiều nông dân. Hiện giá mì tươi chỉ khoảng 1.200-1.300 đồng/kg, thấp hơn so với mọi năm từ 300-500 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Khuê ở tổ 1, ấp 3, xã Thanh Hòa (Bù Đốp) trồng mì nhiều năm chia sẻ: “Gia đình tôi không có nhiều đất sản xuất nên thuê đất trồng mì. Năm nay tôi thuê 18 ha. Những năm trước trồng có lời, nhưng năm nay rớt giá, nếu trừ chi phí chăm sóc (phân bón, làm cỏ, công nhổ...) chỉ hòa vốn”. Nhìn vườn mì, ông Khuê ngán ngẩm: “Giống mì Vedan củ to, mỗi khóm nặng khoảng 8-10 kg, đạt 25 tấn/ha. Mì đạt năng suất nhưng giá lại giảm, thời điểm này năm trước giá 1.700 đồng/kg nhưng năm nay chỉ 1.300 đồng. Nhiều hộ đợi giá mì tăng mới nhổ hoặc xắt lát phơi khô chờ giá”.
Ở huyện Lộc Ninh, nhiều hộ dân cũng đang than phiền vì mì rớt giá. Ông Lâm Nai ở ấp Chà Là, xã Lộc Thịnh cho biết: “1 ha mì của gia đình tôi sản lượng không kém những năm trước. Mì trồng trên đất trống nên củ to, đạt 20 tấn/ha. Năm nay giá xuống nên gia đình tôi khoán trắng cho thương lái nhổ chứ không thuê người nhổ như mọi năm. Mì xuống giá, lại bị thương lái ép nên sau khi trừ chi phí không lời là bao”.
Cùng tâm trạng đó, ông Nguyễn Minh Niên ở ấp 2, xã Minh Lập (Chơn Thành) cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng giống MO và KM 95. Đây là hai giống ít kháng đất và cho năng suất cao. Giá mì cao hay thấp còn phụ thuộc vào thị trường và hàm lượng tinh bột. Với trữ lượng tinh bột 30%, năm 2012 mì có giá từ 1.600 đến 2.000 đồng/kg, nhưng năm nay còn 1.300 đồng. Thuê đất trồng mì xen trong vườn cao su chưa khép tán với giá 5 triệu đồng/ha, cứ đà giảm giá như hiện nay, chúng tôi phải chọn hướng làm ăn khác”.
Từ miền Tây lên Bình Phước lập nghiệp, anh Trần Hoàng Sơn cũng ở ấp 2, xã Minh Lập cho biết:
“Vốn chỉ có 30 triệu đồng, tôi thuê đất trồng mì. Năm đầu thuê 5 ha, mì được giá nên tôi mở rộng diện tích thuê mỗi năm. Đầu vụ năm nay, thương lái đến vườn hỏi mua với giá 1.600 đồng/kg nhưng khi nhổ chỉ trả 1.300 đồng. Mì đột nhiên xuống giá nên vụ năm nay chỉ thu đủ vốn, lỗ công chăm sóc”.
Năm 2010 mì có giá từ 1.600 đến 1.800 đồng/kg, người nông dân phấn khởi hy vọng nên nhiều gia đình đã mở rộng diện tích, tận dụng đất trống trong vườn cao su, vườn điều trồng xen nhằm tăng thu nhập. Anh Vương Ngọc Bửu Sơn ở sóc Tà Cố, xã Long Tân (Bù Gia Mập) nói: “Trồng mì xen vườn cây công nghiệp rất hợp với điều kiện kinh tế gia đình tôi. Trong khi những năm đầu cây cao su chưa cho thu hoạch thì cây mì giúp gia đình có thêm thu nhập. Nếu đầu tư 1 ha mì xen trong vườn cao su, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 16 triệu đồng/vụ. Năm nay giá mì không ổn định nên tôi mới thu hoạch được một nửa, chờ giá tăng sẽ nhổ tiếp”.
Mì là loại cây dễ trồng, khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao nhưng việc trồng mì hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ. Việc người dân ồ ạt trồng dẫn đến được mùa thì mất giá, đầu ra không ổn định. Và thiệt hại cuối cùng vẫn là nông dân. Rất mong ngành nông nghiệp và chính quyền các cấp tăng cường định hướng trong trồng trọt, chăn nuôi và có giải pháp tìm đầu ra ổn định cho nông sản.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012 toàn tỉnh có 20.761 ha mì, tập trung ở các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp
Có thể bạn quan tâm
Với quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu… Trại cá sấu Tồn Phát, ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi (TP.HCM) hiện đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã Quốc tế (CITES) cho phép xuất khẩu cá sấu, góp phần mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người nuôi.
Huyện Thanh Trì ngày 29/6, đã thông qua Tờ trình của UBND huyện về thực hiện chính sách hỗ trợ “Dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2013.
Mấy năm gần đây, dọc theo tỉnh lộ 56B, đoạn qua xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam xuất hiện một chợ lợn ngang nhiên hoạt động tự phát. Suốt cả đoạn đường gần 100m, hai bên đường đều được quây thành chuồng nhốt lợn, thu hút hàng trăm người mua, người bán từ nhiều tỉnh lân cận. Chợ lợn An Nội mỗi ngày luân chuyển từ năm nghìn đến bảy nghìn con lợn, trở thành điểm tiêu thụ lợn lớn nhất miền bắc...
Theo ông Lê Phước Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre), huyện đã sẵn sàng cho Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp lần thứ XII năm 2012, diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25-6-2012 (mùng 4 đến mùng 7 - 5âl), tại Trung tâm Văn hóa và sân vận động huyện. Có 300 gian hàng (tăng 20 gian hàng) trưng bày cây giống, hoa kiểng, trái cây, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm phục vụ nông nghiệp và gian hàng tiêu dùng.
Mô hình nuôi tôm quản lý cộng đồng do Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai tại hai huyện An Minh và Vĩnh Thuận trong hai năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Người nuôi có sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau, giúp giảm chi phí đầu tư, ít ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế dịch bệnh xảy ra, năng suất cao hơn hẳn so với bình quân chung của tỉnh.