Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống khỏe ở khu định cư mới

Sống khỏe ở khu định cư mới
Publish date: Tuesday. December 1st, 2015

Đây là dự án di dân từ nơi ở cũ ở bản Dấu Cỏ sang khu TĐC mới (nay là bản Hạ Thành) được Sở NNPTNT Phú Thọ triển khai từ năm 2010, đến nay đã cơ bản hoàn thành.

Tại khu TĐC Hạ Thành, các công trình cơ sở hạ tầng, điện, nước, đường giao thông đều đã được xây dựng xong rất hiện đại, khang trang.

Ông Phiến cho biết: Sau khi các công trình được xây dựng xong, 18 hộ đồng bào dân tộc Dao thuộc bản Dấu Cỏ đã chuyển đến ở, 2 hộ còn lại đã đồng ý nhưng đang chờ ngày đẹp sẽ chuyển sau.

“Đến khu ở mới, ngoài việc được đền bù nhà, đất ở cũ, các hộ còn được hỗ trợ đất sản xuất, cùng nhiều chính sách ưu tiên khác nữa, nên đồng bào ai cũng phấn khởi, rất yên tâm ổn định cuộc sống sản xuất” – ông Phiến chia sẻ.

Tại khu TĐC Hạ Thành, các khu nhà mái bằng, nhà tầng xây san sát với nhau như ở các khu đô thị lớn, nhiều ngôi nhà đang tiếp tục được hoàn thiện.

Gặp ai chúng tôi cũng được tiếp đón bằng những nụ cười rất tươi.

Đang tất bật tưới cho luống rau xanh mới trồng, bà Đặng Thị Hoa bảo: “Ban đầu chuyển ra ở nhà mái bằng thấy bỡ ngỡ, nhưng giờ đã quen rồi.

Nhà sạch, không có ruồi muỗi, thích lắm”.

Cùng niềm vui với bà Hoa, anh Lê Văn Chiêu – Trưởng bản Hạ Thành bảo: “Nhà tôi trước ở trên khu xạ hiếm sợ lắm, gia đình có 7 khẩu thì ai cũng hay bị đau ốm vặt, nhưng từ khi chuyển ra khu TĐC mới, mọi người đều khỏe ra, ít bị ốm.

Gà, lợn nuôi cũng nhanh lớn hơn nên rất yên tâm”.

Vẫn theo anh Chiêu, ở bản cũ trước tồn tại khu xạ hiếm nên bà con trong bản rất lo lắng, nhiều phụ nữ hay bị sảy thai, hoặc đẻ non, nhiều trẻ em sinh ra cũng bị ảnh hưởng như bị tâm thần, dị tật bẩm sinh… "Về sau các nhà khoa học đến kiểm tra, khảo sát mới phát hiện tại đây tồn tại khí xạ hiếm nguy hiểm, khuyên bà con nên chuyển đi.

Chính quyền cũng tích cực vận động đến khu TĐC mới, ai cũng ủng hộ" - anh Chiêu cho hay.

Theo ông Phiến, việc di dân ra khu TĐC mới được bà con đồng thuận cao, tuy nhiên dù các cơ sở vật chất như nhà, đường, điện được xây dựng kiên cố, hiện đại, nhưng về vấn đề nước sạch, phần lớn các hộ ở bản Hạ Thành hiện giờ phải trông vào nguồn nước tại bể dự trữ trên núi, còn hệ thống nước do đơn vị thi công khu TĐC thì phập phù, lúc có lúc không...


Related news

Trên 7.200 Ha Thanh Long Được Cấp Giấy Chứng Nhận VietGAP Trên 7.200 Ha Thanh Long Được Cấp Giấy Chứng Nhận VietGAP

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 8.514 hộ sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 7.211 ha, đạt 103% kế hoạch (7.000 ha).

Saturday. October 26th, 2013
Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Monday. October 28th, 2013
Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

Monday. October 28th, 2013
Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

Tuesday. October 29th, 2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Tuesday. October 29th, 2013