Tôm Hùm Giống Đầu Vụ Giá Cao Kỷ Lục
Trong 3 ngày từ ngày 6 đến 8.12, thời tiết se lạnh, biển có sóng nên tôm hùm giống (THG) xuất hiện nhiều ở vùng biển ven bờ, hàng trăm thuyền nghề làm mành tôm, mành bủa của ngư dân TP Quy Nhơn đã tập trung bám biển khai thác và trúng đậm tôm hùm giống đầu vụ. Mỗi thuyền nghề khoảng 5-6 người khai thác một đêm được 500 - 600 con, có thuyền khai thác được đến 1.000 con THG.
Theo ngư dân làm nghề khai thác THG ở Quy Nhơn, năm nay THG xuất hiện chậm hơn mọi năm. Thông thường, mùa vụ chính bắt đầu từ giữa tháng 10 Âm lịch của năm trước đến tháng 4, tháng 5 Âm lịch năm sau. Nhưng năm nay đến đầu tháng 11 Âm lịch THG mới xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, trong số THG đánh bắt được, chủ yếu là tôm hùm tề thiên (giá trị thấp), rất ít tôm hùm xanh và tôm hùm sao (có giá trị cao). Hiện thương lái thu mua tôm sao với giá 340 ngàn đồng/con, cao hơn 40.000 - 60.000 đồng/con so với đầu vụ năm trước, đây cũng là giá cao kỷ lục trong những năm qua. Tôm hùm xanh có giá 95.000 đồng/con, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/con so với năm trước.
Dù tôm hùm tề thiên có giá thấp nhưng nhờ khai thác đạt số lượng nhiều nên mỗi thuyền có thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/đêm, do khai thác gần bờ và ít di chuyển nên phí tổn không đáng kể, chỉ từ 1-2 triệu đồng/đêm, do vậy ngư dân làm nghề này cho thu nhập khá cao. Đa số THG khai thác được thương lái thu mua, vận chuyển đi Phú Yên, Khánh Hòa để bán lại cho những hộ nuôi tôm hùm thương phẩm. Ngoài ra, hiện TP Quy Nhơn có gần cả trăm hộ ngư dân vừa khai thác vừa nuôi ương nâng cấp tôm giống sau 1 tháng mới xuất bán, có giá trị cao hơn, hoặc để nuôi lên thành tôm hùm thương phẩm, song số lượng không nhiều.
Theo Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn, vụ THG 2012-2013 bị mất mùa, ngư dân Quy Nhơn chỉ khai thác được 75.200 con, đạt khoảng 29% so với vụ trước, nhưng chủ yếu là tôm xanh và tôm sao, tổng doanh thu trên 21 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.
Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.
Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.
Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.
Đối với loại vỏ xơ mít ủ chua cùng bột ngô theo tỷ lệ 3%, 6% và 9% trong thành phần với thời gian trên 90 ngày. Sử dụng vỏ xơ mít ủ chua nuôi bò, hiệu quả kinh tế cao hơn cho ăn rơm ủ urê. Kết quả là nhằm kết hợp tốt giữa sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả với chăn nuôi.