Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sơn La Dự Trữ Thức Ăn, Phòng Chống Rét Cho Gia Súc

Sơn La Dự Trữ Thức Ăn, Phòng Chống Rét Cho Gia Súc
Ngày đăng: 14/11/2014

Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Trước diễn biến thời tiết biến động khó lường, nguy cơ tái phát các ổ dịch cũ và xuất hiện thêm dịch bệnh mới trên đàn gia súc là rất cao.

Trong khi đó, quy mô chăn nuôi của tỉnh ta còn nhỏ; đa số sử dụng con giống địa phương, chăn thả tự nhiên, chưa có ý thức cao trong phòng bệnh gia súc, chưa có nhiều cơ sở chế biến, bảo quản thức ăn cho đàn gia súc; số hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật không nhiều; đa số là chuồng tạm, sơ sài, nhiều nơi vẫn duy trì thói quen thả rông... đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ đàn gia súc.

Để khắc phục, các địa phương cần tăng cường chỉ đạo công tác dự trữ thức ăn; xây dựng, sửa chữa, gia cố chuồng trại... bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở thực hiện công tác phòng chống đói, rét cho gia súc.

Cử cán bộ kỹ thuật về cơ sở hướng dẫn nông dân che chắn chuồng trại; kỹ thuật ủ cỏ chua; bổ sung thêm thức ăn tinh và các chất khoáng, đảm bảo sức đề kháng cho gia súc. Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho gia súc; gieo ngô dày, mở rộng diện tích trồng cỏ; chủ động thu gom, tận dụng rơm rạ, các loại cỏ, thân cây ngô, lạc, ngọn mía và các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên... để chế biến, làm thức ăn dự trữ cho đàn gia súc.

Các cơ quan chức năng có kế hoạch hướng dẫn các địa phương tổ chức vệ sinh môi trường chăn nuôi, xây dựng, nâng cấp chuồng trại; mở rộng mô hình doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc, khuyến khích chăn nuôi quy mô tập trung chất lượng cao; thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp dịch vụ... để nâng cao năng lực chăn nuôi theo hướng hàng hóa; tuân thủ nghiêm túc các quy định vệ sinh phòng bệnh cho gia súc.v.v.

Tỉnh ta đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại, song do tâm lý ỷ lại, thiếu các biện pháp chăm sóc, bảo vệ phù hợp, hằng năm số gia súc bị chết đói, chết rét vẫn còn. Các cơ quan chức năng cần tăng cường thông tin, dự báo, cập nhật tình hình thời tiết, dịch bệnh... giúp các địa phương và người chăn nuôi chủ động các biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc.

Nguồn bài viết: http://www.baosonla.org.vn/News/?ID=9531&CatID=75


Có thể bạn quan tâm

Tư duy và cơ chế với cây sâm Tư duy và cơ chế với cây sâm

Cây sâm khúc trúc - tên gọi dân gian được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên sườn núi Ngọc Linh. Cây sâm đã được đưa vào chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến. Sâm Ngọc Linh cũng có tên từ đó. Là cây dược liệu đặc hữu với nhiều hàm lượng vi chất có trong củ, lá, cành còn nhiều hơn cả sâm Hàn Quốc, được các nhà khoa học thế giới khẳng định. Cây sâm có công dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh, phục hồi sức khỏe…

12/08/2015
Thu tiền tỷ nhờ trồng đặc sản Thu tiền tỷ nhờ trồng đặc sản

Ông Nguyễn Văn Tân, nông dân tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ), nổi tiếng tại địa phương vì có vườn cây rộng 5 hécta trồng đặc sản bơ, sầu riêng thu lãi cao. Đặc biệt, ông tự lai tạo ra giống bơ “khủng” với trọng lượng từ 1-1,6kg/trái, luôn bán được giá cao vì được thị trường ưa chuộng.

12/08/2015
Chanh rớt giá, nông dân gặp khó Chanh rớt giá, nông dân gặp khó

Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

12/08/2015
Giá lợn hơi giảm từng ngày Giá lợn hơi giảm từng ngày

Việc giảm giá này là hậu quả tất yếu khi mà người tiêu dùng e ngại với thịt lợn trước thông tin nhiều trang trại trong khu vực vẫn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

12/08/2015
Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi Tái cơ cấu ngành hàng chăn nuôi

Qua 2 năm đã có 10/13 tỉnh thành ở ĐBSCL xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp và ban hành kế hoạch hành động.

12/08/2015