Hội Nông dân cần nắm bắt tình hình nông dân thường xuyên
Hội NDVN có vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, ND.
Chức năng này chỉ được thể hiện rõ, thực hiện tốt khi Hội ND các cấp nắm bắt và phản ánh kịp thời tình hình ND, nông thôn.
Nắm bắt tình hình nông dân chưa kịp thời
Những năm gần đây nông thôn trở thành địa bàn và ND là đối tượng nhắm đến của không ít tổ chức, cá nhân có mưu đồ lợi dụng, trục lợi.
Qua một số vụ việc mới diễn ra cho thấy, việc nắm bắt và báo cáo tình hình ND của Hội ND một số địa phương trong thời gian qua chưa kịp thời.
Khoảng đầu năm 2014, một số đối tượng xấu đã nhân danh Hội NDVN kêu gọi các hộ ND sản xuất giỏi ở nhiều địa phương tham gia vào một giải thưởng.
Các đối tượng này gạ gẫm, thậm chí thúc ép các ND giỏi phải nộp một khoản tiền để được nhận giải thưởng.
Thông qua Báo NTNN và hệ thống tổ chức Hội ND các cấp, nhiều ND giỏi đã xác minh rõ giải thưởng ấy không phải do Hội NDVN tổ chức và hành vi mời chào tham gia giải thưởng có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Mới nhất và đang nói hổi là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thông qua việc huy động tiền kiểu đa cấp trong ND của Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới.
Với chiêu thức dụ dỗ, đưa ra mức lãi suất “khủng”, các cộng tác viên của Trung tâm này đã huy động tiền đóng góp của rất nhiều ND, trong đó có không ít là người nghèo.
Điều đáng lưu ý ở đây là Trung tâm có dấu hiệu lợi dụng uy tín của một số cá nhân, tổ chức, trong đó có Hội NDVN để thực hiện những hành vi đó.
Đi từ việc làm cụ thể, thiết thực
Nắm bắt tình hình nông thôn, vận động, hướng dẫn của Hội ND, nhất là Hội ND cơ sở, chi, tổ hội không nên nghĩ là phải làm những việc “to tát” mà nên đi từ những sự vụ, sự việc cụ thể, thiết thực, sát sườn với hội viên, ND.
Qua những vụ việc vừa nêu, đáng lẽ với vai trò của mình, tổ chức Hội ND phải là một trong những lực lượng đầu tiên đưa ra những cảnh báo, bảo vệ hội viên, ND.
Chúng ta vẫn nói Hội ND có chức năng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, ND.
Nhưng để thực hiện được chức năng đó, cán bộ Hội ND phải có kiến thức, uy tín và kỹ năng.
Kiến thức cán bộ hội hạn chế thì khó tuyên truyền; uy tín thấp thì khó vận động, thuyết phục; kỹ năng yếu thì làm sao có thể hướng dẫn ND.
Cán bộ hội có thể có người kiến thức còn hạn chế, nhưng đứng trước một sự việc, hành vi mà bản thân chưa hiểu rõ đúng, sai thì cần có báo cáo kịp thời với tổ chức Hội các cấp, với cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng để từ đó tìm được định hướng hay giải pháp thích hợp.
Thế mạnh của tổ chức Hội NDVN là có một hệ thống tổ chức 4 cấp từ T.Ư đến Hội ND cơ sở (xã, phường).
Dưới cơ sở là mạng lưới chi, tổ hội (thôn, ấp, bản, làng).
Hệ thống tổ chức xuyên suốt và phủ rộng như vậy cũng là “đích ngắm” của nhiều đối tượng xấu lợi dụng.
Một trong những giải pháp để các cấp Hội ND ngăn chặn, phòng ngừa đối tượng xấu lợi dụng trục lợi bất chính đối với hội viên, ND chính là tăng cường nắm bắt, phản ánh, báo cáo kịp thời, thường xuyên, liên tục tình hình ND.
Thực tế, nhiệm vụ này đã được lãnh đạo T.Ư Hội NDVN thường xuyên lưu ý Hội ND các tỉnh, thành phố...
Có thể bạn quan tâm
Với Việt Nam, cơ hội mở cửa thị trường, đẩy mạnh chế biến, xuất khẩu cao sẽ đến với nhóm hàng rau quả, thủy sản; mức độ trung bình đối với gạo, càphê, cao su, gỗ, điều; mức độ tác động tiêu cực cao sẽ đến với ngành chăn nuôi.
Sáng 6-11, Bộ NN&PTNT công bố nội dung hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực nông nghiệp. Hàng loạt thách thức, cơ hội đã được chỉ ra.
Là hộ nghèo ít đất, nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Phương, ngụ ấp 7, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, vươn lên thoát nghèo nhờ cây hẹ.
Từng là vật bỏ đi và gây ô nhiễm môi trường, nhưng hiện nay vỏ ốc bươu vàng đã được người dân ở xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, tận dụng làm phân bón và bước đầu đem lại hiệu quả cao.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, mô hình hợp tác xã (HTX) đang trở thành đòn bẩy, là yêu cầu tất yếu cho nền sản xuất nông nghiệp. Do đó, thị xã Ngã Bảy đang đẩy mạnh phát triển hình thức này nhằm nâng cao giá trị nông sản tại địa phương.