Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần đưa ngay vàng ô vào danh mục chất cấm

Cần đưa ngay vàng ô vào danh mục chất cấm
Ngày đăng: 16/11/2015

Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ mang lại hậu quả khó lường cho người tiêu dùng .

Hôm qua 13.11, bên hành lang kỳ họp Quốc hội, trao đổi với NTNN, bà Khanh cho biết: Tôi đã có kiến nghị với cơ quan chức năng là đối với các chất cấm thì không quy định ngưỡng cho phép nữa.

Cụ thể, tôi đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát và ông đã hứa sẽ trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 57 về quản lý chất cấm, trong đó có việc đưa chất vàng ô vào danh mục cấm.

Theo ý bà thì chỉ cần phát hiện có chất cấm trong mẫu nước tiểu của con vật là có thể xử lý được đối tượng sử dụng chất cấm?

- Tôi cho rằng, chúng ta không quy định ngưỡng chất cấm nữa, mà căn cứ vào ngưỡng tối thiểu theo xác định của máy.

Khi đó, chỉ cần căn cứ theo ngưỡng xác định của máy bao nhiêu là xử lý luôn, chứ không phải chờ đến khi xét nghiệm xem vượt ngưỡng bao nhiêu mới xử lý.

Cái khó hiện nay như đối với chất Salbutamol là bên y tế vẫn cho phép dùng để chữa bệnh, nhưng trong chăn nuôi thì lại cấm sử dụng.

Đây có phải là điều khiến chúng ta không thể xử lý hình sự được hành vi này?

- Chúng ta phải xác định thịt gà, lợn...

là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày và nếu không sửa đổi các quy định của pháp luật hiện nay, sẽ không thể xử lý hình sự được.

Chẳng hạn như đối với việc sử dụng chất Salbutamol trong chăn nuôi, rất khó truy xuất xem ai là người sử dụng, vì chúng ta không có quy định thương lái hay người chăn nuôi phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều vụ sử dụng chất cấm, cơ quan chức ăn chỉ lấy mẫu mới phát hiện.

Vậy với vụ trộn chất vàng ô vào TACN như ở Hải Dương bị bắt quả tang, vì sao chúng ta vẫn không thể tiến hành xử lý hình sự?

- Riêng vụ ở Hải Dương, nếu bắt quả tang thì có thể xử theo Nghị định 119, tức là họ vượt mức quy định là bao nhiêu, nhưng việc xử lý rất khó vì chúng ta chưa đưa vàng ô vào danh mục cấm.

Do đó, phải nhanh chóng sửa đổi quy định của pháp luật để đưa chất này vào danh mục cấm.

Tôi cho rằng, việc sử dụng chất cấm này, còn tác hại hơn cả ma túy.

Có thể nói, những người sử dụng chất cấm này cho chăn nuôi là không còn tính người nữa, phải xử lý cho đến nơi, đến chốn.

Đây là một tội ác không thể nào tưởng tượng được.

Có thể, đây chỉ là một phát hiện nhỏ, trên thực tế việc vi phạm còn diễn ra lớn hơn nhiều.

Xin cảm ơn bà!


Có thể bạn quan tâm

Điểm Tựa Thoát Nghèo Điểm Tựa Thoát Nghèo

Là tổ chức tập hợp và đại diện quyền lợi của người nông dân, Hội Nông dân huyện Nghi Xuân luôn thể hiện chức năng và vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hàng trăm mô hình SXKD của hội viên cho thu nhập cao ra đời, đều có sự song hành của các cấp hội nông dân từ huyện đến cơ sở.

04/09/2014
Lại Chuyện Lại Chuyện "Đầu Ra" Cho Cây Giống Cà Phê!

Nếu như năm ngoái, Trung tâm đã bán hết 250 ngàn cây cà phê thực sinh và 100 ngàn cây cà phê ghép, thì cùng thời điểm này năm nay, 300 ngàn cây cà phê thực sinh vẫn còn tồn lại vườn ươm, chưa thể xuất được. Nếu không xuất cây đúng thời điểm, cũng có nghĩa chất lượng cây giống sẽ giảm.

04/09/2014
Chú Trọng Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Chú Trọng Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong điều kiện đô thị hóa nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều nông dân trong tỉnh đã chuyển hướng sang làm nông nghiệp đô thị (NNĐT), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)…

23/08/2014
Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá Đối Mục Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá Đối Mục

Ông Lộc Cá Pắn, thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh) vừa kết thúc đợt thu hoạch cá đối mục theo mô hình nuôi ghép 2ha cá đối mục và tôm sú. Ở mô hình này, cá đối mục không phải đối tượng nuôi chính song cũng đã cho sản lượng và giá trị tương đối lớn.

25/08/2014
Xây Dựng Hệ Thống Sản Xuất Khoai Tây Giống Sạch Bệnh Xây Dựng Hệ Thống Sản Xuất Khoai Tây Giống Sạch Bệnh

Khoai tây là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh với nhiều vùng sản xuất chất lượng cao như: Nam Hùng, Nam Giang (Nam Trực); Thành Lợi, Liên Minh (Vụ Bản); Yên Đồng, Yên Cường, Yên Nhân (Ý Yên); Giao Phong, Giao Yến (Giao Thủy)…

04/09/2014