Sóc Trăng Tích Cực Phòng Chống Bệnh Chổi Rồng Tái Bùng Phát Trên Nhãn

Hiện nay các vườn nhãn trong tỉnh Sóc Trăng chủ yếu trong giai đoạn ra hoa đậu trái, một số vườn nhãn xử lý sớm đã có thể bán những đợt nhãn đầu tiên. Tuy nhiên bệnh chổi rồng đã xuất hiện một vài nơi trong tỉnh, khiến các nhà vườn lo lắng.
Bệnh chổi rồng - hay còn gọi là chùn đọt, đầu lân - gây hại chủ yếu trên cây nhãn, bắt đầu xuất hiện ở Sóc Trăng từ năm 2007, nhưng đến năm 2011 bùng phát thành dịch gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, nhiều nhất ở các huyện Kế Sách, Long Phú…
Qua những nỗ lực của ngành nông nghiệp, năm 2013 Sóc Trăng đã khống chế tốt dịch bệnh nguy hiểm này và bảo vệ năng suất cho các vườn nhãn; Tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, bệnh chổi rồng đang xu hướng nhiễm trở lại, như ở huyện Kế Sách – nơi trồng nhãn nhiều nhất tỉnh, trên 2.300 ha thì đã có 440 ha bị nhiễm.
Một số nhà vườn bị thiệt hại rất nhiều, những diện tích vườn nhãn còn lại bà con cũng rất lo lắng, Ông Hồ Văn Nhân ở xã Nhơn Mỹ lo lắng “Năm nay nhãn bị đầu lân lại, giờ tôi cũng chưa xịt thuốc ngừa gì, chắc mai mốt gì cũng phải xịt, vòng vòng đay bà con cũng bị nhiều lắm rồi”.
Rút kinh nghiệm đợt dịch chổi rồng bùng phát mạnh năm 2011, Ngành nông nghiệp địa phương đang rất quan tâm hỗ trợ nhà vườn chủ động phòng ngừa trước. Như ở xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách đã hình thành mô hình vườn nhãn kiểu mẫu tại ấp hợp tác xã Thắng Lợi ấp An Phú, bà con tham gia mô hình yên tâm vì các vườn nhãn được quản lý rất chặt chẽ đối với loại bệnh chổi rồng nay.
Bà Huỳnh Thị Mến – thành viên HTX cho biết “Vào HTX tui được tìm hiểu và hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật một cách cẩn thận trong canh tác vườn cây ăn trái như cắt tỉa rồi phun thuốc đúng lúc, đúng bệnh, từ đó tui áp dụng làm đồng loạt nên ít bị lây bệnh từ vườn này qua vườn khác, giờ tui rất yên tâm vì vườn nhãn mình đang phát triền rất tốt”.
Từ hiệu quả trên, mô hình này sẽ được nhân rộng và thu hút được nhiều bà con quan tâm. Ngoài ra, phòng Nông nghiệp huyện Kế Sách còn có kế hoạch tập huấn, kiểm tra theo dõi chặt chẽ tình hình nhiễm bệnh chổi rồng và các loại sâu bệnh khác trên nhãn, đảm bảo năng suất và lợi nhuận cho các nhà vườn.
Ông Vũ Bá Quan – phó phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kế Sách cho biết “Song song với việc tập huấn ngành nông nghiệp huyện có xây dựng mô hình tổng hợp phòng trừ bệnh chổi rồng, chủ động báo với lãnh đạo huyện ủy, ủy ban để làm công tác điều tra. Hy vọng rằng sắp tới đây khi được hỗ trợ trong việc phòng trừ đồng loạt tập trung bệnh chổi rồng sẽ được khống chế, để đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà vườn như trước đây”.
Hiện tại bệnh chổi rồng đang được khống chế tốt, nếu như trong tháng 05 vừa qua, diện tích vườn nhãn nhiễm bệnh chổi rồng toàn tỉnh khoảng 630 ha, thì hiện chỉ còn khoảng 608 ha. Tuy chưa thể loại trừ triệt để bệnh hại này, nhưng qua việc thực hiện các mô hình và thông qua các buổi tập huấn, hội thảo... sẽ giúp nhà vườn phòng trị hiệu quả, đảm bảo an toàn cho hơn 3.600 ha nhãn của tỉnh, giữ vững nguồn thu nhập cho nhà vườn.
Có thể bạn quan tâm

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương

Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.