Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Thẻ Chân Trắng Chết Hàng Loạt

Tôm Thẻ Chân Trắng Chết Hàng Loạt
Ngày đăng: 10/03/2011

Hơn 10 ngày trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn hai huyện Cần Đước, Long An có số lượng tôm thẻ chết hàng loạt khiến hơn 30% diện tích nuôi tôm của hai huyện này tạm thời bị bỏ không, thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, Trạm khuyến ngư vùng Hạ thuộc Chi cục thủy sản Long An, từ tháng 1 đến nay, tôm thẻ chân trắng của nhiều hộ nuôi tôm tại Cần Đước bắt đầu bị chết do nhiễm bệnh đốm trắng. Qua tháng 2 lượng tôm thẻ chân trắng của nhiều hộ nuôi bị chết tăng mạnh, và gần như lứa nuôi vào tháng 1 đã chết gần hết.

“Nguyên nhân ban đầu được chúng tôi xác định là do nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm, trong khi bà con nông dân lâu nay có tập quán nuôi tôm thường lấy nước trực tiếp từ sông Vàm Cỏ mà không qua hệ thống ao lắng nên gây chết tôm hàng loạt”, bà Vân cho biết.

Ngoài ra, do năm 2010, nhiều hộ nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng có lợi nhuận cao, từ 45-50 triệu đồng/héc ta (sau 2 tháng nuôi) nên sang năm 2011 người dân chuyển từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng.

Số liệu thống kê của Trạm khuyến ngư vùng Hạ cho thấy, năm 2010 có gần 80% diện tích nuôi tôm sú, 20% nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng sang năm 2011 có gần 80% diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng vì thời gian nuôi tôm thẻ chân trăng ngắn mà lợi nhuận lại cao hơn.

Ông Bảy Bé, ấp Đông Nhì, xã Tân Chánh, xã có gần 550 héc ta nuôi tôm thẻ, chiếm 60% diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Cần Đước cho biết, trong 10 ao nuôi tôm (có diện tích từ 0,5 -0,65 héc ta) thì có đến 5 ao nuôi tôm chết hàng loạt, tổn thất từ con giống, công lao động, thức ăn vào khoảng 10-15 triệu đồng/ao.

Theo ông Bé, chưa có năm nào mà nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao như năm nay. Ban ngày nhiệt độ ở mức 30-32 độ C nhưng ban đêm xuống còn 19-20 độ C. Với sự chênh lệch nhiệt độ lớn như vậy khiến tôm thẻ chân trắng (dưới 20 ngày nuôi) bị sốc và kèm theo nguồn nước đang có dấu hiệu ô nhiễm nên tôm thẻ chết hàng loạt. Theo cán bộ khuyến nông xã Tân Chánh, hiện có khoảng 40% diện tích nuôi tôm thẻ bị bệnh trên tổng diện tích đã thả.

Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, Trạm khuyến ngư vùng Hạ thuộc Chi cục thủy sản Long An, do lợi nhuận cao từ nuôi tôm thẻ chân trắng khiến số lượng hộ dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng trong năm nay quá lớn, nhiều hộ dân lại không nghe theo khuyến cáo của trung tâm khuyến ngư nên thả tôm giống với một lượng dày đặc, trên 70 con/mét vuông, trong khi, đạt tiêu chuẩn là từ 40-50 con/mét vuông. Vì thế, tôm thẻ chân trắng không có không gian để sống nên tôm chết hàng loạt.

Theo bà Vân, hai huyện Cần Đước, Cần Giuộc có diện tích nuôi tôm lớn nhất Long An, vào lúc cao điểm có tổng diện tích lên đến 4.000 héc ta. Nhưng vài năm trở lại đây, các khu công nghiệp Phước Đông, Tân Lập, Tân Chánh được mở ra nên nhiều diện tích nuôi tôm chuyển sang làm khu công nghiệp. Cụ thể, vào năm 2005 Cần Giuộc có 2.200 héc ta nuôi tôm thì nay còn lại khoảng hơn 610 héc ta. Còn diện tích nuôi tôm của Cần Đước là 1.100 héc ta, giảm 300 héc ta.

“Những kết quả quan trắc môi trường nước trên sông Vàm Cỏ, sông cung cấp nguồn nước chính cho nuôi tôm ở Cần Đước, Cần Giuộc đang có dấu hiệu bị ô nhiễm vì hứng chịu một lượng nước thải từ các khu công nghiệp nói trên. Có thể, 2 năm nữa, nguồn nước trên sông Vàm Cỏ không còn phù hợp để nuôi tôm”, bà Vân lo lắng.


Có thể bạn quan tâm

Tạo Chỗ Đứng Vững Chắc Cho Trứng Gà Sạch 729 Ba Vì (Hà Nội) Tạo Chỗ Đứng Vững Chắc Cho Trứng Gà Sạch 729 Ba Vì (Hà Nội)

"Chăn nuôi an toàn sinh học mà tham lam là thất bại" - anh Phú chia sẻ. Với nỗ lực không ngừng, những mẻ trứng an toàn sinh học đầu tiên đã "ra lò" trong niềm vui mừng, phấn khởi của anh cùng toàn thể nhân viên trong trang trại. Với anh Phú, đây như một sản vật mới của vùng đất đồi gò này và là hướng đi bền vững cho phát triển chăn nuôi gia cầm tại địa phương.

31/12/2014
Chi Cục Thú Y Thực Hiện Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Chi Cục Thú Y Thực Hiện Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Trạm Thú y huyện sẽ tiến hành phun thuốc, tiêu độc, khử trùng cho các hộ chăn nuôi xung quanh vùng dịch; tuyên truyền các hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng bệnh, khi phát hiện gia cầm có dấu hiệu bệnh, chết bất thường, nhanh chóng báo cho ngành Thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

31/12/2014
Đồng Nai Nhập Khẩu Hơn 1 Tỷ USD Bắp Và Thức Ăn Chăn Nuôi Đồng Nai Nhập Khẩu Hơn 1 Tỷ USD Bắp Và Thức Ăn Chăn Nuôi

Theo tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2014, các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã nhập khẩu trên 1 tỷ USD bắp, thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sản lượng bắp nhập khẩu khoảng 872 ngàn tấn, tăng gấp gần 2 lần về số lượng so với năm 2013 với trị giá trên 200 triệu USD. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khoảng 785 triệu USD.

31/12/2014
Nông Dân Hoang Mang Với Nạn Phân Rởm Nông Dân Hoang Mang Với Nạn Phân Rởm

Đại lý giới thiệu cho anh Bẩy loại phân Urê - Silic của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Ngưu về dùng thử. Anh đã dùng một phần trong số này rắc quanh gốc cà phê, nhưng đến nay đã hơn 3 tháng, qua nhiều lần tưới nước và xới gốc, những hạt đen của phân vẫn trơ như sỏi đá. Thử hoà phân này trong nước thấy chỉ tan được một nửa. Nửa còn lại kết tủa thành từng mảng keo dính, như đất sét.

31/12/2014
Hiệu Quả Từ Trồng Bí Rợ Trên Bờ Ruộng Hiệu Quả Từ Trồng Bí Rợ Trên Bờ Ruộng

Anh Nguyễn Thanh Tâm chia sẻ kinh nghiệm trồng bí đơn giản: Ngâm ươn hạt cho nẩy mầm, ươm trong bầu cho cây bí lên 1 - 2 lá rồi đem ra trồng. Mỗi hộc trồng đào đường kính từ 2 - 2,5 tấc, phía dưới rải 1 nhúm phân NPK, sau đó cho phân rác, phân rơm hoai mục đầy hộc, rồi cho dây bí vào trồng. Mỗi dây trồng cách nhau khoảng 2,5 m.

31/12/2014