Sóc Trăng Đầu Tư Hàng Trăm Tỷ Đồng Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Tỉnh Sóc Trăng đã kiến nghị với Bộ NN-PTNT quan tâm đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm và đã được Bộ chấp thuận.
Theo đó, trong năm 2015, tỉnh sẽ được đầu tư các công trình như: Hệ thống thủy lợi có đường cấp thoát nước riêng biệt ở vùng chuyên canh tôm quy mô hơn 2.000 ha ở huyện Trần Đề; Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở huyện Cù Lao Dung quy mô hơn 1.500 ha; Đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản ở thị xã Vĩnh Châu quy mô 8.000 ha. Tổng giá trị đầu tư ba dự án này khoảng 800 tỷ đồng.
Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.
Theo tỉnh Sóc Trăng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại lớn cho người nuôi thủy sản là do hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản chưa đồng bộ, nguồn điện cung cấp phục vụ nuôi tôm thiếu cục bộ.
Có thể bạn quan tâm

Do vậy, để phục hồi ngành này, các ban ngành cần ưu tiên giải quyết những vướng mắc về cơ chế chính sách, đặc biệt là tái cơ cấu lại đội tàu, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Một công bố mới đây của Cục Trồng trọt thuộc Bộ NN-PTNT cho thấy chỉ riêng tiền nhập hạt giống rau các loại, VN chi đến nửa tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu từ nước ngoài.

Mà không chỉ vườn nhà tôi mà khu vực lân cận bà con bị như thế này nhiều lắm. Theo chẩn đoán thì tiêu bị tuyến trùng tấn công làm rễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho các loại nấm trên tấn công hại rễ tiêu”. Anh Thiên Tâm - chủ một vườn tiêu ở Đắk Lắk - cũng than thở: “Trời mưa suốt thì không sao, mới nắng có 1 tuần đã có dấu hiệu tiêu thối gốc xì mủ gốc rồi chết”.

Cánh đồng này chỉ sản xuất 3 tấn gạo hữu cơ mỗi năm, rất nhỏ bé so với mức 833 tấn gạo nhập vào Hong Kong mỗi ngày, nhưng giá loại gạo này cao gấp vài lần so với gạo thông thường.

Giống lúa được sử dụng có tên là Thảo Dược, được đưa từ Nghệ An sang. Kỹ thuật sản xuất lúa do ông Trọng trực tiếp hướng dẫn cho nông dân VN và cán bộ kỹ thuật nông nghiệp Lào thực hiện.