Giống lúa cho vụ mùa

Theo ông Đỗ Hải Điền, PGĐ Sở NN-PTNT Nam Định, thời gian tới tỉnh sẽ cơ cấu trên 60% diện tích trồng giống lúa chất lượng.
Việc Cty TNHH Cường Tân chọn tạo và mua bản quyền được giống lúa có triển vọng như M1-NĐ là tiền đề tốt để Nam Định mở rộng diện tích SX.
“Qua SX thử vụ mùa cho thấy M1-NĐ có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 105 ngày), chống chịu bệnh đạo ôn và bạc lá tốt.
Trong thời gian tới M1-NĐ được công nhận là giống cây trồng mới sẽ giúp người nông dân có thêm lựa chọn", ông Điền nói.
Theo chia sẻ của các Chủ nhiệm HTXNN trên địa bàn huyện Hải Hậu, từ trước tới nay người dân Hải Hậu nói riêng và Nam Định nói chung vẫn luôn trung thành với giống Bắc thơm 7, mặc dù giống này bị bệnh bạc lá rất nặng trong vụ mùa, bởi chưa có giống nào chất lượng cơm ngon như Bắc thơm 7.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của giống M1-NĐ trong ba vụ gần đây hứa hẹn sẽ có sự chuyển dịch mang tính đột phá trong tương lai.
Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, M1-NĐ có nhiều tính năng vượt trội là tín hiệu vui với ngành giống. Việc Cty Cường Tân mạnh dạn và thẳng thắn khuyến cáo giống này chỉ cấy ở vụ mùa là hành động không phải DN nào cũng dám dũng cảm thực hiện.
“Mặc dù lúc đầu còn có một số tranh cãi giống M1-NĐ có tính trạng giống giống này hay giống khác, nhưng đến thời điểm này, thông qua đánh giá có thể khẳng định giống M1-NĐ có những tính trạng khác giống BC 15.
Tuy nhiên, Cty Cường Tân cần phối hợp với ngành BVTV để tiến hành khảo nghiệm khả năng chống chịu với bệnh đạo ôn, bạc lá trong môi trường nhân tạo để có kết quả chính xác nhất”, ông Định lưu ý.
Đồng tình với quan điểm này, ông Hà Quang Dũng, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia đánh giá rất cao việc SX thử bài bản giống M1-NĐ của Cty Cường Tân cũng như kết quả báo cáo thực tế rất sát từ các địa phương.
Ông Dũng đồng tình với các nhận xét khi cho rằng M1-NĐ có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, tiềm năng năng suất rất lớn, chất lượng gạo cao và khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh tốt và đề nghị Cty Cường Tân nhanh chóng hoàn thiện một số công đoạn, thủ tục để đưa giống M1-NĐ ra Hội đồng công nhận giống Quốc gia.
Ông Đoàn Văn Sáu, GĐ Cty TNHH Cường Tân chia sẻ, M1 - NĐ là giống lúa thuần chất lượng nhập nội do tác giả Đặng Đức Ninh chọn tạo, làm thuần tử tổ hợp lai IR17494/CR6.
Đây là giống cảm ôn, chủ yếu gieo cấy trong vụ mùa (có thể gieo cấy trong vụ xuân muộn).
Trong 3 vụ (mùa 2014, xuân, mùa 2015) Cty đã phối hợp với các ban, ngành địa phương SX thử trên 1.000 ha. Kết quả cho thấy M1-NĐ có khả năng chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá tốt.
Thời gian sinh trưởng trung bình từ 105 - 125 ngày, năng suất cao hơn giống Khang dân 18 đối chứng 10 - 12%.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 19/9, Hiệp hội cá tra Việt Nam có cuộc làm việc với UBND TP Cần Thơ về tình hình sản xuất cá tra trong những tháng đầu năm; bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi cá tra hiện nay.

Thời gian qua, người dân Đầm Dơi (Cà Mau) khốn đốn mỗi khi tôm nuôi bị dịch bệnh. Nhưng nay họ đã tìm được mô hình nuôi ổn định, mang tính bền vững, đó là mô hình nuôi sò huyết thương phẩm xen canh với cua, tôm. Nhiều hộ nông dân ở xã Quách Phẩm khá lên từ mô hình này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau để đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề sản xuất rau theo hướng an toàn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn gặp một số khó khăn.

Những tháng đầu năm 2013, các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ (gồm Nghêu/ngao, Tu hài) nuôi tại Việt Nam đã bị nhiễm bệnh, lây lan và phát triển thành dịch tại nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và một số tỉnh nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm tại ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu). Dịch bệnh đã tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa năm 2013.

Xuất khẩu cá cảnh đang mang lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nông dân tại TP.HCM và một số tỉnh ĐBSCL như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp... khi giá cá ổn định, liên tục có nhiều đơn hàng mới. Xuất khẩu tăng