Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển đại gia súc miền núi phía Bắc

Phát triển đại gia súc miền núi phía Bắc
Ngày đăng: 08/10/2015

Tuy nhiên, phương pháp chăn nuôi truyền thống còn nhiều hạn chế, rủi ro cao.

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp “Phát triển chăn nuôi đại gia súc an toàn, bền vững vùng trung du miền núi phía Bắc” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Yên Bái tổ chức ngày 6/10 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và nông dân, điều đó nói nên sức hút của nó…

Tham gia diễn đàn này có đại diện 6 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình và Phú Thọ và hàng trăm nông dân trực tiếp chăn nuôi từ vùng thấp cho đến vùng cao của Yên Bái.

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, năm 2014 vùng núi phía Bắc có 1.860 trang trại chăn nuôi, chiếm 14,7% so với trang trại chăn nuôi cả nước, tổng đàn gia súc chiếm 46,2%, sản lượng thịt xuất chuồng chiếm 31,3%.

Trong đó đàn bò thịt là 1,56 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 60.160 tấn. Đàn trâu là 1,87 triệu con, chiếm 74,6% tổng đàn trâu cả nước, sản lượng thịt hơi xuất chuồng là 56.355 tấn, chiếm 64,9% cả nước.

Ngoài hai con trâu, bò được người dân phát triển mạnh còn các loại gia súc lớn khác như ngựa, dê cũng đang phát triển.

Tuy nhiên, giống trâu phần lớn là giống nội, tầm vóc nhỏ dẫn tới sản lượng thịt không cao. Đàn bò đang được cải tạo, nhiều địa phương đã sind hóa đàn bò, nên chất lượng của đàn đang được nâng cao.

Nhiều trang trại và hộ nông dân đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua giống bò ngoại để cải tạo đàn bò và áp dụng phương pháp chăn nuôi bán chăn thả đã thu được nhiều kết quả đáng mừng.

Do thiếu kiến thức chăn nuôi và phương pháp chăn thả truyền thống (thả rông, không tiêm phòng vắc xin định kỳ…) nên hàng chục ngàn con trâu bò chết hàng loạt mỗi vụ rét.

Có năm, khu vực miền núi phía Bắc, đàn gia súc chết đói, chết rét lên tới hơn 20.000 con. Tỉnh Lào Cai có năm chết gần 8.000 con trâu bò. Khiến nông dân thiệt hại rất lớn, nhiều hộ khuynh gia bại sản.

 

Lối chăn thả tự nhiên rất nhiều may rủi

Bệnh tai xanh trên đàn trâu bò vẫn bùng phát ở một số địa phương, ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ phát triển đàn đại gia súc.

Các nhà khoa học đến từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Chăn nuôi, các trung tâm nghiên cứu, trường đại học và các chuyên gia chăn nuôi đã giải đáp nhiều câu hỏi của nông dân xung quanh phát triển đàn đại gia súc an toàn bền vững. Qua diễn đàn lần này, nhiều nông dân đã nhận được rất nhiều kiến thức về chăn nuôi, giúp họ áp dụng vào thực tế.

Đàn gia súc là khối tài sản lớn của mỗi hộ dân, một nguồn thu lớn giải quyết những việc quan trọng mỗi hộ gia đình, bởi thế nên diễn dàn Khuyến nông @ nông nghiệp tại Yên Bái đặt ra việc phát triển đàn đại gia súc an toàn, bền vững đã được người dân quan tâm tới nhiều vấn đề.

Cụ thể như chính sách hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc của nhà nước về hỗ trợ con giống, vắc xin tiêm phòng, thủ tục vận chuyển gia súc, phí và các loại phí giết mổ…; kỹ thuật chăn nuôi, phát hiện bệnh…; thông tin thị trường, giá cả của từng loại gia súc… Điều đó chứng tỏ người nông dân đã và đang quan tâm tới việc chăn nuôi đại gia súc.

Ông Nguyễn Khắc Vân, thôn Bưởi, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên (Yên Bái)đã nâng cấp trang trại chăn nuôi gà lên trang trại chăn nuôi bò bán công nghiệp đầu tư thâm canh cao. Trang trại của gia đình ông có 20 ha, trong đó có 2 ha trồng cỏ VA06.

Ông Vân cho hay: "Năm 2013 gia đình tôi nuôi 10 con bò lai sind bằng phương pháp bán chăn thả. Điều không ngờ là giống bò này ít bệnh tật lại có khả năn sinh sản tốt đem lại lợi nhuận cao.

Tôi đã mua một bò đực giống lai sind để phối cho đàn bò cái. Sau hai năm đàn bò của gia đình tôi đã nâng lên 21 con, trị giá 500 triệu đồng. Trong đó có 10 con đang chửa sẽ đẻ vào cuối năm nay, 4 con bê đực…".

Gia đình ông Vân phải thuê 4 lao động chăm sóc đàn bò và trồng cỏ, mỗi tuần ông lùa 2 lần đàn bò ra ngoài ăn cỏ tự nhiên. Còn mùa đông ngoài thức ăn xanh bằng cỏ VA06, thân cây ngô ông còn cho ăn thêm thức ăn tinh, để nâng cao sức chống chịu rét cho chúng.

Do chăm sóc tốt, nên hai năm qua đàn bò của gia đình ông Vân không bị dịch bệnh, sinh sản tốt mang lại thu nhập cao.

Điều ngạc nhiên là trong diễn đàn này đã nhận được rất nhiều câu hỏi của người dân về giống bò, giống cỏ, phòng bệnh tai xanh, tụ huyết trùng, phương pháp vỗ béo trâu bò, tiêm vắc xin, cách ủ rơm cho trâu bò ăn mùa đông…


Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng DEA nuôi thủy sản Ứng dụng DEA nuôi thủy sản

Áp dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA), nghề nuôi trồng thủy sản ở phá Tam Giang sẽ phát triển, giải quyết được rất nhiều vấn đề cho người nông dân

06/05/2015
Ba ba, cua đinh giống hút hàng Ba ba, cua đinh giống hút hàng

Hiện nay phong trào nuôi ba ba và cua đinh đang phát triển mạnh ở các tỉnh ĐBSCL, vì có đầu ra ổn định,đồng thời giúp nhiều nông dân làm giàu.

06/05/2015
Chủ tịch nước khảo sát mô hình nông nghiệp công nghệ cao Chủ tịch nước khảo sát mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Trong dịp lễ 30/4 và 1/5, nhân chuyến công tác phía Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và khảo sát một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại tỉnh Lâm Đồng.

06/05/2015
Hung thần trên vùng biển Tây Nam Hung thần trên vùng biển Tây Nam

Những năm gần đây, tình trạng khai thác thủy sản ven bờ bằng tàu có công suất nhỏ đã làm nguồn lợi thủy sản vùng biển Tây Nam (ở địa bàn 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) bị suy giảm nghiêm trọng. Hệ sinh thái thủy sản ven bờ sẽ tiếp tục cạn kiệt nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ.

06/05/2015
Ngư dân xã đảo Nhơn Châu trúng mùa cá cơm săn Ngư dân xã đảo Nhơn Châu trúng mùa cá cơm săn

Ông Phan Văn Binh, Bí thư Đảng ủy xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), cho biết: Năm nay mùa cá cơm săn đến sớm hơn mọi năm nên trong những ngày qua cá cơm săn xuất hiện nhiều trên vùng biển ven bờ xã đảo Nhơn Châu và có khoảng 250 hộ dân đang tập trung khai thác loại hải sản này. Sau một đêm, mỗi hộ đánh bắt được 50 - 70kg, có hộ trúng đậm trên 100kg nên ngư dân có được một khoảng thu nhập khá từ việc đánh bắt cá cơm săn.

06/05/2015