Sơ Kết Mô Hình Chăn Nuôi Trên Nền Đệm Lót Sinh Học
Sáng 20/10, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết “Xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học”.
Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học được HLV và TT tỉnh bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2012, với 2 mô hình tại 2 xã Đông Hoàng và Đông Minh, huyện Đông Sơn. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng ra 22 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 21 mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, với 1.100m2 nuôi 1.000 con lợn thịt/lứa; 518 hộ chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót sinh học, với 30.000m2 nuôi 51.800 con gà, vịt, ngan. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội HLV và TT Thanh Hoá nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đỡ vất vả và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Phát biểu tại hội nghị ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch HLV và TT Thanh Hóa đánh giá cao những kết quả mà các hội cấp huyện đạt trong thời gian qua đồng thời chỉ đạo các hội huyện tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, nhân rộng ra các hội xã để mô hình đạt được các kết quả cao.
Thảo luận tại Hội nghị rất nhiều ý kiến đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm công lao động, vật nuôi khỏe mạnh, chất lượng thành phẩm cao, ngoài ra kĩ thuật làm đơn giản, chi phí phù hợp với các hộ chăn nuôi.
Từ những lợi ích thiết thực của mô hình, trong thời gian tới các hội cấp huyện tiếp tục hoàn thiện các mô hình chăn nuôi, bảo dưỡng đệm lót kịp thời, xây dựng thêm nhiều mô hình chăn nuôi ở tất cả các các hội cấp huyện và cấp xã.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nguồn cá đồng ở địa phương ngày càng được phát triển. Nếu như năm 2011, việc nuôi cá bổi thâm canh chỉ diễn ra nhỏ lẻ, khoảng 30 ha thì năm 2013, diện tích nuôi cá bổi tăng thêm 8 ha. Không chỉ đối với nuôi thâm canh mà hình thức nuôi cá bổi công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng.
Sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, toàn tỉnh có 20.638 lao động được đào tạo nghề. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trên 71% lao động sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập. Đây là nỗ lực không nhỏ trong công tác đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn.
Nhằm giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến, tỉnh Bạc Liêu đang tăng cường công tác quản lý chặt chẽ nguyên liệu trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát việc kinh doanh của tất cả cơ sở, đại lý thu mua nguyên liệu.
Dù mới chỉ có vài chục hộ ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bắt đầu sử dụng né gỗ để nuôi tằm và máy để gỡ kén tằm, thế nhưng, hiệu quả của việc nuôi tằm theo công nghệ mới này đã giúp người nông dân giảm được nhiều công lao động và tăng cao thu nhập.
Theo số liệu vừa được Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản công bố, sản lượng khai thác thủy sản năm 2013 ước đạt 2.661,8 nghìn tấn.