Sơ Kết Mô Hình Chăn Nuôi Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Sáng 20/10, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Hội nghị sơ kết “Xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học”.
Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học được HLV và TT tỉnh bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2012, với 2 mô hình tại 2 xã Đông Hoàng và Đông Minh, huyện Đông Sơn. Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng ra 22 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 21 mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, với 1.100m2 nuôi 1.000 con lợn thịt/lứa; 518 hộ chăn nuôi gia cầm trên nền đệm lót sinh học, với 30.000m2 nuôi 51.800 con gà, vịt, ngan. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội HLV và TT Thanh Hoá nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đỡ vất vả và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Phát biểu tại hội nghị ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch HLV và TT Thanh Hóa đánh giá cao những kết quả mà các hội cấp huyện đạt trong thời gian qua đồng thời chỉ đạo các hội huyện tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, nhân rộng ra các hội xã để mô hình đạt được các kết quả cao.
Thảo luận tại Hội nghị rất nhiều ý kiến đánh giá cao những ưu điểm vượt trội của chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm công lao động, vật nuôi khỏe mạnh, chất lượng thành phẩm cao, ngoài ra kĩ thuật làm đơn giản, chi phí phù hợp với các hộ chăn nuôi.
Từ những lợi ích thiết thực của mô hình, trong thời gian tới các hội cấp huyện tiếp tục hoàn thiện các mô hình chăn nuôi, bảo dưỡng đệm lót kịp thời, xây dựng thêm nhiều mô hình chăn nuôi ở tất cả các các hội cấp huyện và cấp xã.
Related news

Ngày 23-4, tại TP.Bà Rịa, Chi cục Phát triển nông thôn đã tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Hồ tiêu BR-VT” nhằm đảm bảo việc kiểm soát chất lượng, xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm này.

Thời điểm này, người trồng ớt tại các huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch giữa vụ. Mặc dù nắng hạn làm mất mùa khoảng 30%, song bà con địa phương rất phấn khởi vì ớt có giá khá cao.

Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) từng chịu thiệt hại nặng khi lũ lớn. Sau khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ an toàn và sản xuất 3 vụ mỗi năm, nơi đây trở thành vùng sản xuất trọng điểm lúa, hoa màu và đi đầu về cơ giới hóa nông nghiệp.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó cam đường canh là loại cây triển vọng của địa phương.

Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn gây thiệt hại nặng trên diện rộng, nhưng nhờ làm tốt công tác phòng bệnh, anh Huỳnh Văn Á, ở ấp Quí Thạnh, xã Nhị Quí, tỉnh Tiền Giang đã khống chế được dịch chổi rồng, đồng thời, xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ, nâng cao mức sống gia đình.