Sầu Riêng Ngũ Hiệp Đạt Chứng Nhận VietGAP
Thêm một sản phẩm trong loạt 7 chủng loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang là sầu riêng Ngũ Hiệp vừa được Ban quản lý dự án QSEAP tỉnh này trao chứng nhận VietGAP.
Bà Trần Thanh Phong - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang cho biết, mô hình trồng sầu riêng Ngũ Hiệp theo chuẩn VietGAP được bắt đầu từ năm 2011 với diện tích 10ha. Chương trình thu hút 40 hộ dân ở các ấp Tân Sơn, Hòa An và Hòa Hảo thuộc xã Ngũ Hiệp cùng tham gia.
Theo tính toán, phương pháp sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP cho kết quả tốt trong những năm qua. Sau khi trừ chi phí thuốc BVTV, phân bón, công chăm sóc, mỗi ha trồng sầu riêng theo quy trình VietGAP cho nông dân thu lãi từ 300 - 400 triệu đồng, cao nhất từ trước tới nay.
Có thể bạn quan tâm
Các nhà máy đường đang tồn kho lượng đường khá lớn, trong khi các doanh nghiệp tiêu thụ đường lại đang đòi được nhập khẩu đường. Trước tình hình đó, ngày 28/3, tại TP HCM, Bộ Công thương đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa nhà sản xuất và nhà tiêu thụ, nhưng xem ra vẫn chưa tìm được một tiếng nói chung, khi bên nào cũng chỉ nghĩ tới lợi ích riêng của mình.
Rời TP.HCM với hai bàn tay trắng sau khi tiệm may xuất khẩu của mình bị phá sản, Tạ Văn Ánh (35 tuổi) tìm về vùng đất xa xôi ở xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) lập nghiệp
Nằm ở trung tâm huyện Kim Sơn (Ninh Bình), lâu nay làng nghề chiếu cói Trì Chính, xã Kim Chính có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các mặt hàng chiếu cói và sản phẩm thủ công từ cói được bạn hàng khắp nơi ưa chuộng
"Với tính hình mua bán cá tra nội địa lẫn xuất khẩu như hiện, tôi nghĩ khoảng 1-2 tháng tới giá cá nguyên liệu sẽ được vực dậy trở lại”, ông Nguyễn Việt Cường Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Cường cho hay.
Nhằm khai thác thế mạnh tự nhiên, phát huy lợi thế nguồn lao động dồi dào, bảo đảm an ninh lương thực, từ năm 2009, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện đề án xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao