Sinh ra từ làng Cẩm nang làm giàu không chỉ của thanh niên nông thôn Việt Nam
Qua 5 năm lên sóng, Sinh ra từ làng đã vượt giới hạn là một chương trình truyền hình chính luận đơn thuần để trở thành món ăn tinh thần, là “ cẩm nang” làm giàu và là sân chơi tin cậy của những bạn trẻ muốn làm giàu từ chính mảnh đất quê hương.
“Sinh ra từ làng” không phải là chương trình đầu tiên giới thiệu về nông thôn Việt Nam, về những tấm gương thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp,những chương trình trước đây khi nói về thanh niên nông thôn thường là những người nhút nhát, không năng động nhưng bằng những thực nghiệm và đổi mới trong cách thực hiện chương trình
“Sinh ra từ làng” không những đã khắc phục được những thiếu sót, những tồn tại đó mà họ còn tạo thành nguồn động lực, nguồn sáng tạo trong cơ chế thị trường.
Chàng trai trẻ Lê Trường An (sinh năm 1990 - huyện Giao Thủy, Nam Định) bên bếp.
Qua 5 năm lên sóng, Sinh ra từ làng đã giới thiệu được hơn 156 mô hình kinh tế điển hình, hơn 156 nhân vật làm kinh tế giỏi. Mỗi một năm mới những mô hình kinh tế lại đa dạng hơn, hấp dẫn hơn và rất thu hút khán giả.
Có nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao từ những sản phẩm rất “ khó tin” : biến muối thành“vàng” với lợi nhuận 1,5tỷ/năm; sản xuất kẹo que thu về 4,8 tỷ/năm…
Nhiều mô hình là những sáng chế, phát minh độc đáo giúp ích cho cộng đồng: Bếp Agrines 03 - một loại bếp tiết kiệm nhiên liệu, được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận độc quyền vào đầu năm 2015 – mang về cho nhân vật doanh thu hơn 4 tỷ mỗi năm…
Đặc biệt có mô hình kinh tế mang lại thu nhập rất cao: của nhân vật Nguyễn Thị Hồng(Lâm Đồng) nuôi trồng Đông trùng hạ thảo và sản xuất cơm cháy của nhân vật Bùi Văn Mạnh ( Ninh Bình) đều mang lại thu nhập 12 tỷ/năm…
Bên cạnh đó vẫn luôn có những mô hình kinh tế của những sản phẩm truyền thống, nhằm góp phần giữ gìn làng nghề dân gian: mô hình làm lược sừng, làm chổi lúa, làm quạt, tranh cát…không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm cho địa phương mà còn xuất khẩu sang nước ngoài…
Với những thành công đó, không thể không nhắc tới những đơn vị đã luôn phối hợp chặt chẽ với nhau: Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Thanh Thiếu niên Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn(Bia Sài Gòn), Công ty CP Truyền thông Max(Media Max).
Chương trình luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ, động viên từ Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung Ương, đại diện Trung Ương Đoàn, Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, những nhà khoa học…
Chương trình cũng đồng thời ghi nhận sự đồng hành của thương hiệu Bia Sài Gòn trong việc chung tay với cộng đồng, cùng thanh niên lập thân lập nghiệp.
Nhân vật Nguyễn Thị Hồng bên dây chuyền đông trùng hạ thảo của mình
Gala Sinh ra từ làng – chương trình tổng kết 5 năm lên sóng chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam từ 18h25-19h55 ngày 25.9.2015.
eNếu các bạn yêu mến và muốn gặp gỡ những nhân vật thành công từ làng quê, hãy đón xem nhé!
CT Sinh Ra Từ Làng tiếp tục được phát sóng hàng tuần vào 18h30 thứ tư trên kênh VTV6, phát lại vào 16h30 thứ sáu trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu đang triển khai trình diễn 13 mô hình ruộng lúa - bờ hoa (hay còn gọi là cánh đồng sinh thái) ở các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, trình diễn trên lúa hè thu 11 điểm, lúa cao sản 2 điểm, mỗi điểm trình diễn 1ha.
Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn phối hợp với Tổng công ty Tín Nghĩa và UBND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức lấy ý kiến nông dân xã Phú Lộc về việc tham gia dự án “cánh đồng lớn liên kết sản xuất tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú”.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.
Người trồng mía ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa trải qua một vụ mía khó khăn do giá đường xuống thấp, nắng hạn kéo dài. Trong vụ mía 2015 - 2016, nông dân trồng mía hy vọng Công ty Cổ phần (CP) Đường Ninh Hòa có nhiều chính sách nhằm giảm khó khăn trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng mía.
Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.