Tạo Giống Bưởi Không Hạt Đạt Chuẩn Quốc Tế Bằng Chiếu Xạ Năng Lượng Hạt Nhân
Sau 6 năm nghiên cứu, đưa 1 ngàn cành bưởi đường lá cam lên lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để chiếu xạ và ghép cành vào 1 ngàn cây bưởi Tân Triều, các nhà khoa học đã tạo ra 3 giống bưởi không hạt. Đó là những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi đạt chuẩn quốc tế.
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ, đề tài ứng dụng công nghệ chiếu xạ năng lượng hạt nhân để tạo ra giống bưởi không hạt đạt tiêu chuẩn quốc tế (có 5 hạt trở xuống/trái) đã được Sở Khoa học - công nghệ kết hợp cùng Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Đông Nam bộ triển khai từ năm 2007. Đến nay, 3 giống bưởi không hạt đã kết trái, cho kết quả khả quan. Theo đó, mỗi năm 3 giống bưởi này cho từ 1-2 mùa quả và đạt tiêu chuẩn quốc tế về bưởi không hạt.
Việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào sản xuất nông nghiệp đã được nhiều nước triển khai. Tại Việt Nam, bưởi Năm Roi (tỉnh Vĩnh Long) đã áp dụng thành công công nghệ này. Ở Đồng Nai, các nhà khoa học đang phối hợp với người dân vùng bưởi Tân Triều triển khai trồng 30 hécta và đã cho thu hoạch. Đây là thành tựu lớn trong việc tạo ra giống mới có phẩm chất tốt, sản lượng cao nhằm đưa bưởi Tân Triều ra với thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Tại Quảng Nam, ông Lê Hữu Hà - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, nắng nóng đã làm cho gia súc, gia cầm nhiều địa phương phát bệnh.
Tuy nhiên, từ hôm đó đến nay nhà máy đã tạm ngưng hoạt động. Phía Cty cũng không thông báo thời điểm nào trả nợ tiền mua cá. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, Cty CBTSSH có nguy cơ vỡ nợ, một số người bán cá hoang mang cùng cực, bởi họ đang bị áp lực nợ tiền vay, tiền lãi ngân hàng, chủ nợ đến tận nhà xiết nợ.
Ngày 25-7, đại diện các nhà máy đường trong cả nước tham dự hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 tại Hậu Giang. So với một số mặt hàng nông sản khác, ngành mía đường có độ ổn định nhiều hơn trong 3 năm qua.
UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.
Trước tình trạng vụ việc người trồng ca cao Bến Tre đang đồng loạt chặt bỏ vườn cây của mình, trao đổi với NTNN, TS Hoàng Quốc Tuấn cho rằng chuyện này là tất yếu và đã được cảnh báo từ nhiều năm nay.