Hiệu Quả Của Đề Án Sạ Lúa Trên Đất Nhiễm Phèn
Sau 2 năm thực hiện đề án sạ lúa trên đất nhiễm phèn ở một số xã của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), hiệu quả đạt được cho thấy khá khả quan. Đây là đề án do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm chủ, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật.
Theo đó, xã Khánh Bình Tây Bắc được chọn thí điểm đề án. Sau 2 năm ứng dụng phương pháp canh tác mới, cộng với quy trình hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật trên 91 ha đất nhiễm phèn của xã, năng suất đạt từ 6 đến 8 tấn/ha, cao hơn so với trước đây gấp nhiều lần.
Theo phương pháp mới, người sản xuất được cơ quan chuyên môn hướng dẫn khâu làm đất, chọn giống ngắn ngày, chịu được phèn, sử dụng thuốc dưỡng cây lúa và chống bệnh đạo ôn. Đồng thời ngành chuyên môn còn áp dụng khoa học - kỹ thuật và hỗ trợ một phần về giống lúa, thuốc, phân bón nên những cánh đồng sản xuất bấp bênh trước đây, nay trở thành những cánh đồng năng suất, sản lượng, chất lượng cao.
Theo kế hoạch, huyện Trần Văn Thời sẽ nhân rộng đề tài sạ lúa trên đất nhiễm phèn ra 700 ha đất nhiễm phèn của xã Khánh Bình Tây Bắc và một xã có vùng đất nhiễm phèn của huyện.
Có thể bạn quan tâm
Giá thu mua lợn hơi đã tăng thêm 2.000 đồng/kg so với cách đây 2 tháng, nhưng người chăn nuôi hiện vẫn phải chịu lỗ từ 500.000 - 600.000 đồng/tạ thịt.
Sau hơn 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tổng kinh phí đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để xây dựng các tiêu chí NTM trên địa bàn 7/7 xã của TP Cà Mau trên 154 tỷ đồng.
“Thấy những sản phẩm thải ra từ trại gà phải vứt đi nghĩ cũng uổng phí”, anh Nguyễn Thanh Hùng (ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, Bến Cát, Bình Dương) mang niềm trăn trở đi tìm một mô hình chăn nuôi kết hợp “đặng làm sao tận dụng được nguồn thức ăn phong phú từ trại gà”!
Gặp chúng tôi, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Thanh Nưa, ông Vi Văn Nhọt phấn khởi khoe về mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng của Chi hội người cao tuổi Hạ Thanh. Tuy là tự phát nhưng được duy trì và phát triển hiệu quả là nhờ tinh thần lao động hăng say, ý thức trách nhiệm, lòng kiên trì không ngại vất vả của tất cả các hội viên trong chi hội. Điều đó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân Hạ Thanh và là tấm gương trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.