Sâu Xanh Da Láng Hại Đậu Và Cách Phòng Trừ

Nếu có nguồn thức ăn đầy đủ, sâu xanh da láng dễ phát triển thành dịch và có tính kháng thuốc rất cao.
Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), một trong những dịch hại chính trên đậu phộng (lạc), thuộc họ Ngài đêm (Noctuidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera). Đây là loại sâu đa thực, cắn phá trên nhiều loại cây trồng như đậu, hành, đậu nành, cà chua, bông vải…
Trên đậu phộng, sâu xanh da láng gây hại bằng cách cắn đọt, ăn thịt lá, lá bị hại xơ xác chỉ còn lại gân, nếu bị hại nặng, lá bị cắn trụi, năng suất có thể giảm 50 - 60%.
Sâu trưởng thành là một loại ngài đêm (bướm) hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sâu có màu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông, cánh trước có màu nâu đất, trên cánh có những đường vân.
Bướm cái đẻ nhiều ổ, mỗi ổ hàng trăm trứng, 3 - 5 ngày sau khi đẻ, trứng nở thành sâu non, sâu non có 6 tuổi, màu sắc thay đổi, bóng, ít lông tơ, trên lưng có nhiều sọc, đặc biệt dọc hai bên sườn có 2 sọc lớn màu sẫm.
Sâu mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, bắt đầu gây hại bằng cách ăn các phần non của cây như lá non chỉ chừa lớp biểu bì, búp, nụ bông, trái non, sâu tuổi lớn ăn phá mạnh hơn, cắn khuyết lá thành những lổ lớn và có xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác. Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát.
So với sâu khoang, sâu xanh da láng hoạt động và phá hại mạnh hơn. Sâu hoá nhộng trong đất, lùm cỏ hoặc tàn dư thực vật, nhộng màu vàng, được bọc trong một lớp đất. Vòng đời khoảng 30 - 35 ngày. Nếu có nguồn thức ăn đầy đủ, sâu xanh da láng dễ phát triển thành dịch và có tính kháng thuốc rất cao. Vụ sau thường bị hại nặng hơn vụ trước, sâu thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng, ít mưa.
Sâu có nhiều thiên địch ký sinh (ong), ăn thịt, vi khuẩn, nấm và virus NPV...
Phòng trị: Tuỳ điều kiện cụ thể, có thể vận dụng các biện pháp sau: Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch. Luân canh với cây trồng cạn, cây lúa nước. Cày ải diệt sâu, nhộng. Trồng mật độ thích hợp. Ngắt ổ trứng (1 ổ trứng, sau khi nở phát tán hàng trăm con sâu). Bón phân cân đối, hợp lý. Nếu sâu xuất hiện mật số cao, gây hại rộng cần phải phòng trị bằng thuốc hoá học đặc trị như thuốc Sherzol 205 EC, Lancer 97DF, Comda gold 5 WD.
Cần lưu ý phun thuốc lúc sáng sớm hay chiều mát, phun sớm khi sâu non mới nở đang tập trung thành từng đàn, do sâu mau kháng thuốc nên cần luân phiên với các thuốc trừ sâu khác có gốc hoá học và cách tác động khác.
Có thể bạn quan tâm

Gieo trồng đậu tương bằng phương pháp gieo vãi kết hợp cơ giới hoá sẽ tiết kiệm công lao động (một công có thể gieo được 10 sào), ngoài ra tranh thủ được thời vụ, có thể sản xuất trên diện tích lớn trong một thời gian ngắn cho thu nhập cao.

Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ

Sau bệnh rỉ, đây là bệnh khá phổ biến trên nhiều giống đậu nành. Ở một số nơi chuyên canh đậu nành trên thế giới, như ở tiểu bang lllinois (Mỹ), hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh này

Bệnh này đã được ghi nhận trên đậu nành trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Đầu tiên, bệnh được ghi nhận ở Philippines vào năm 1918; sau đó, ở Ấn Độ, Mã Lai, Mexico, Puerto Rico, miền nam Trung Quốc, Taiwan và Louisiana. Ở Louisiana, bệnh đã làm giảm 35% năng suất

ên cạnh những lợi ích kinh tế cụ thể, cây đậu tương cũng giống như cây lạc, ngoài cho thu nhập cao hơn, nó còn là loại cây có tác dụng cải tạo đất rất tốt, phù hợp với nhiều loại đất, lại không phụ thuộc nhiều vào nguồn nước.