Kỹ Thuật Trồng Đậu Tương Năng Suất Cao
Cây đậu tương là cây thực phẩm có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, okara... đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cũng như gia súc.
1. Phân bón:
Tổng lượng phân bón các loại cho 1 ha đậu tương trong cả vụ là:- Phân chuồng: 5-6 tấn.
- Urê: 70-80 kg.- Super lân: 200- 350kg.
- Kali clorua (KCl): 100- 150 kg.- Vôi: 300- 400kg (chỉ bón khi đất bị chua).
Cách bón: Bón lót trước khi gieo hạt toàn bộ phân chuồng, lân, kali và vôi cùng với 50% lượng urê. Còn lại 50% lượng urê dùng bón thúc 1 lần khi cây còn nhỏ, sau khi cây mọc được 20- 30 ngày, cách bón tốt nhất là hòa phân với nước để tưới. Trong phạm vi lượng phân trên, bạn căn cứ vào đất tốt hay xấu và khả năng kinh tế của bạn mà xác 2định liều lượng cần bón.
2. Trừ cỏ:
Khi làm đất cần cày bừa kỹ và dọn sạch cỏ. Khi cây mọc kết hợp xới xáo đất và trừ cỏ. Tuy vậy, việc làm cỏ tay thường tốn công và không chủ động, nếu không làm kịp th2ời để cỏ lên sẽ lấn át cây đậu làm cây sinh trưởng kém, giảm năng suất. Hiện nay có nhiều loại thuốc trừ cỏ cho cây đậu tương rất tốt, đỡ tốn công lao động và chi phí cũng không cao (ví dụ thuốc trừ cỏ Saicoba 800 EC với hoạt chất Acetochlor và chất an toàn phun ngay sau khi làm đất lần cuối hoặc ngay sau khi gieo hạt, cây chưa mọc, diệt được hầu hết các loại cỏ....). Liều lượng và cách phun bạn làm theo hướng dẫn trên nhãn của thuốc.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
Khi cây đậu còn nhỏ cần chú ý ruồi đục thân và bệnh chết rũ cây con. Khi cây lớn, ra hoa kết quả, chú ý sâu ăn lá, rầy, rệp, sâu đục quả và bệnh gỉ sắt hại lá.Để phòng trừ các loại sâu bệnh, trước hết cần chăm sóc cây đầy đủ như xới xáo, trừ cỏ, bón phân, tưới nước. Ngoài ra, việc dùng thuốc phòng trừ sâu bệnh cũng rất quan trọng, bạn nên chú ý phát hiện sâu bệnh và phun thuốc diệt trừ vào các thời gian chính như sau:
- Khi gieo hạt rải các thuốc sâu dạng hạt như Diaphos 10G, Gà Nòi 4G, Sago Super: 3G để trừ ruồi đục thân và sâu cắn phá cây con. Có thể trộn khoảng 10g thuốc với 1kg hạt rồi gieo.- Khi cây mọc có 2 lá đơn, phun các thuốc Vanicide, Hexin hoặc Saizole trừ bệnh héo rũ cây con.
- Khi cây có 2-3 lá kép, phun các thuốc Secsaigon, Sherzol, Fenbis, Pyrinex để trừ các loại rầy rệp và sâu ăn lá.- Khi cây có hoa hoặc bắt đầu có trái dùng các thuốc trên phun tiếp một lần nữa để trừ sâu đục quả. Ngoài ra, lúc này nếu phát hiện có bệnh gỉ sắt hoặc sương mai trên lá bạn có thể phun các thuốc Bendazol, Dipomate, Hạt Vàng, Thio-M. Có thể pha hỗn hợp thuốc sâu và bệnh để phun.
Với cách sử dụng thuốc như trên ruộng đậu tương của bạn sẽ không bị sâu bệnh gây hại. Về vấn đề tưới nước, nếu đất quá khô và trời không mუa trong một thời gian dài, thì phải tưới, nhất là khi cây đang ra hoa và có quả non. Nếu mưa lớn quá thì phải khai rãnh cho thoát nước.
Có thể bạn quan tâm
Cây đậu tương được trồng rộng rãi ở các vùng sinh thái khác nhau. ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cây đậu tương được trồng với diện tích lớn như Bắc Giang (8.700 ha), Sơn La (8000 ha), Cao Bằng (7.500 ha). Tuy nhiên, diện tích trồng cây đậu tương có thể phát triển nhiều hơn nữa trên nhiều loại đất khác nhau của miền núi (đồi, gò, nương rẫy...) có thể trồng xen với cây ăn quả, cây rừng chưa khép tán, cây công nghiệp ngắn ngày như mía và trồng luân canh với cây lương thực như ngô, lúa nương.
Thời vụ trồng đậu tương hè giữa hai vụ lúa thường rất ngắn. Nếu trồng đậu tương hè trên chân ruộng thu hoạch lúa muộn, bà con cần làm mạ đậu tương.
Bệnh còn được gọi là “bệnh vết phồng vi khuẩn“ hay “bệnh đốm ướt“. Sau bệnh rỉ, đây là bệnh khá phổ biến trên nhiều giống đậu nành. Ở một số nơi chuyên canh đậu nành trên thế giới, như ở tiểu bang lllinois (Mỹ), hầu hết các giống đều bị nhiễm bệnh này. Bệnh thích hợp trong điều kiện khí hậu ấm áp, lan truyền từ năm này sang năm khác bằng lá bị bệnh và cũng có thể từ hạt giống.
Triệu chứng bệnh Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành. các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần. Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.
Đến thời điểm này cây đậu tương đông đã được trên dưới 1 tháng (tuỳ theo địa phương, tuỳ theo giống...), hiện đang bước vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa, do đó chúng tôi chỉ đề cập đến một số điểm chính trong kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch để bà con tham khảo, áp dụng.