Trồng Đậu Nành Trên Đất Ruộng
Hiện nay, ở ĐBSCL, nhiều đối tượng rau màu đã được đưa xuống ruộng để trồng thay cho cây lúa theo cơ cấu 2 lúa – 1 màu hoặc 2 màu – 1 lúa và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trong đó, cây đậu nành rất được chú trọng.
Do có nhiều ưu thế như : thời gian canh tác ngắn, sử dụng nước tưới ít, có tính chịu hạn cao và chi phí đầu tư thấp nên cây đậu nành được nhiều nông dân lựa chọn trồng trên đất lúa trong mùa khô vụ Xuân Hè. Mặc dù cây đậu nành rất dễ trồng và mang lại lợi nhuận khá, song, để đạt được năng suất cao, ngoài kinh nghiệm, người trồng đậu phải có kỷ thuật chăm sóc tốt. Các giống đậu thường được bà con sử dụng cho vụ này có thời gian sinh trưởng khoảng 85 – 90 ngày nên rất phù hợp với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, luân canh cây màu với lúa trên đất ruộng, nâng thu nhập kinh tế cho nông hộ.
Tại ĐBSCL, cây đậu nành có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau và được sản xuất quanh năm, nhưng thời điểm xuống giống thuận lợi nhất là vụ Đông Xuân và Xuân Hè, phổ biến nhất là trong vụ Xuân Hè. Thông thường, vào khoảng giữa tháng 2 dương lịch, sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân, bà con tiến hành dọn sạch cỏ, cắt gốc rạ và dọn đất để xuống giống đậu nành.
Trước khi gieo sạ đậu, đất ruộng lúa được bà con đào những rãnh sâu 30 cm, rộng 20 cm để giúp cho việc cung cấp nước theo phương pháp tưới tràn sau này được dễ dàng, đồng thời cũng thuận lợi cho việc thoát nước khi có mưa lớn.
Kỹ thuật trồng đậu nành trên đất ruộng khá đơn giản, khi dọn đất xong là gieo hạt. Tùy thuộc vào mùa vụ và độ phì của đất mà có 2 phương pháp: gieo theo hàng và sạ lan. Thông thường, bà con chọn phương pháp sạ lan với lượng giống từ 8 – 12 kg/ ha. Sau khi sạ xong, dùng rơm phủ kín mặt ruộng một lớp vừa phải để giữ độ ẩm của đất được lâu, giảm bớt chi phí tưới nước trong giai đoạn hơn 10 ngày đầu sau khi sạ, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, giữ cho lớp đất mặt không bị nén sau khi tưới và khống chế sự xì phèn từ lớp đất phía dưới lên.
Áp dụng phương pháp sạ lan không làm đất sẽ tiết giảm được chi phí và công lao động làm đất. Tuy nhiên, trước khi gieo sạ đậu nành, bà con cũng phải phát bỏ hoặc đốt cháy hết gốc rạ trên đồng và giữ cho mặt đất có độ ẩm thích hợp. Trong trường hợp đất quá khô, nông dân có thể tưới tràn, sau đó tháo nước ra để tạo độ ẩm cho đất, không nên sạ đậu khi đất bị khô, nứt nẻ. Sau khi thu hoạch xong lúa Đông Xuân là thời điểm tốt nhất để tiến hành dọn đất và xuống giống đậu nành ngay khi đất còn ẩm.
Cũng giống như những loại rau màu khác, việc cung cấp phân bón sẽ có tác dụng giúp cho cây trồng phát triển tốt, chống chịu được điều kiện bất lợi của thời tiết và dịch hại, cho năng suất cao. Tuy nhiên, bà con nông dân phải chú ý bón phân cân đối NPK, nhất là không để thừa phân đạm bởi cây đậu nành có khả năng hút chất đạm từ không khí, nhờ vi khuẩn cố định đạm ở trong nốt sần của rể cây.
Khi bón phân cho đậu nành, người trồng phải chia ra làm nhiều đợt, với liều lượng chung là 30 – 35 kg phân bón, gồm : ure, DAP và Kali cho 1000 m2. Theo khuyến cáo, người trồng nên bón lót phân lân trước hoặc ngay sau khi gieo sạ. Số lượng phân còn lại chia làm 3 hoặc 4 lần bón, tùy theo điều kiện đất đai và nhu cầu của cây trồng.
Người trồng đậu nành nên bón tập trung phân đạm ở giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, còn các đợt bón sau sẽ giảm dần. Lưu ý, ở mỗi đợt bón phân phải cho nước vào để ruộng đậu đủ ẩm, nhằm giúp hạt phân tan dần và ngấm nhanh vào đất. Nếu có đủ lao động, người trồng nên pha loãng phân để tưới ở giai đoạn cây con, giúp cho cây đậu phát triển tốt hơn.
Đậu nành là cây trồng cạn, nên vấn đề nước tưới cũng rất quan trọng, nhưng tưới nhiều nước quá sẽ làm cho cây đậu kém phát triển. Do vậy, bà con nên cung cấp nước đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt, tránh để ruộng đậu bị ngập úng. Nếu trồng trên đất lúa, bà con có thể áp dụng biện pháp tưới tràn bằng cách cho nước vào ngập ruộng từ 2 – 3 cm và khoảng hơn một giờ sau đó thì rút cạn hết nước ra.
Hiện nay, phương pháp tưới tràn được sử dụng phổ biến nhằm giúp cho ruộng đậu luôn giữ được độ ẩm, mặt đất không bị đóng váng, hạn chế công lao động và tiết kiệm chi phí tưới nước. Người trồng phải chú ý cung cấp đủ nước trong suốt giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu, nhất là thời kỳ trổ bông, tạo trái; kết hợp cho nước vào ruộng ở mỗi đợt bón phân để vừa dễ quản lý nước trên ruộng vừa giúp cho cây đậu phát triển tốt.
Cần lưu ý một số đối tượng nguy hiểm
Ở giai đoạn cây con : Nên phòng một số bệnh như thối lở cổ rễ, bệnh héo khô cây con, sâu xám.Ở giai đoạn cây đậu phát triển và ra hoa, đậu quả: Cần phòng trừ sâu hại lá như sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu ăn bông; bọ xít xanh, ruồi đục thân, sâu đục quả; bệnh rỉ sắt, bệnh khảm vàng, bệnh thối trái…
Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác, một trong những mối lo ngại nhất của người trồng đậu nành là vấn đề dịch hại. Có thể nói, trong suốt thời gian sinh trưởng của cây đậu nành, có hơn mười đối tượng sâu bệnh xuất hiện gây hại. Vì thế, bà con nên kiểm tra ruộng đậu thường xuyên để sớm phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời.Chú ý, đối với sâu hại trên đậu nành, nên phun thuốc phòng trừ vào thời kỳ sâu non và khi ở mật độ tới ngưỡng gây hại. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con phải phun thật kỹ, đúng kỹ thuật và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng thì việc phòng ngừa sâu bệnh mới có hiệu quả cao.
Ngoài ra, trong kỹ thuật canh tác, bà con nên gieo sạ đậu nành với mật độ vừa phải, phòng ngừa cỏ dại từ 1 – 2 lần/ vụ để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của cỏ đối với cây đậu, đảm bảo ruộng sạch cỏ trước khi đậu nành giáp tán, làm vệ sinh đồng ruộng và đặc biệt là giữ ẩm trong giai đoạn trái non đến thu hoạch.
Nhìn chung, để sản xuất đậu nành đạt hiệu quả cao, nông dân nên áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó, phải chú ý áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng, sử dụng hạt giống có chất lượng tốt và có biện pháp xử lý sâu bệnh kịp thời.Hiện nay, ở ĐBSCL, nhiều đối tượng rau màu đã được đưa xuống ruộng để trồng thay cho cây lúa theo cơ cấu 2 lúa – 1 màu hoặc 2 màu – 1 lúa và cho hiệu quả kinh tế khá cao. Trong đó, cây đậu nành rất được chú trọng.
Do có nhiều ưu thế như : thời gian canh tác ngắn, sử dụng nước tưới ít, có tính chịu hạn cao và chi phí đầu tư thấp nên cây đậu nành được nhiều nông dân lựa chọn trồng trên đất lúa trong mùa khô vụ Xuân Hè. Mặc dù cây đậu nành rất dễ trồng và mang lại lợi nhuận khá, song, để đạt được năng suất cao, ngoài kinh nghiệm, người trồng đậu phải có kỷ thuật chăm sóc tốt. Các giống đậu thường được bà con sử dụng cho vụ này có thời gian sinh trưởng khoảng 85 – 90 ngày nên rất phù hợp với chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, luân canh cây màu với lúa trên đất ruộng, nâng thu nhập kinh tế cho nông hộ.
Tại ĐBSCL, cây đậu nành có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau và được sản xuất quanh năm, nhưng thời điểm xuống giống thuận lợi nhất là vụ Đông Xuân và Xuân Hè, phổ biến nhất là trong vụ Xuân Hè. Thông thường, vào khoảng giữa tháng 2 dương lịch, sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân, bà con tiến hành dọn sạch cỏ, cắt gốc rạ và dọn đất để xuống giống đậu nành.
Trước khi gieo sạ đậu, đất ruộng lúa được bà con đào những rãnh sâu 30 cm, rộng 20 cm để giúp cho việc cung cấp nước theo phương pháp tưới tràn sau này được dễ dàng, đồng thời cũng thuận lợi cho việc thoát nước khi có mưa lớn.Kỹ thuật trồng đậu nành trên đất ruộng khá đơn giản, khi dọn đất xong là gieo hạt. Tùy thuộc vào mùa vụ và độ phì của đất mà có 2 phương pháp: gieo theo hàng và sạ lan. Thông thường, bà con chọn phương pháp sạ lan với lượng giống từ 8 – 12 kg/ ha. Sau khi sạ xong, dùng rơm phủ kín mặt ruộng một lớp vừa phải để giữ độ ẩm của đất được lâu, giảm bớt chi phí tưới nước trong giai đoạn hơn 10 ngày đầu sau khi sạ, hạn chế sự phát triển của cỏ dại, giữ cho lớp đất mặt không bị nén sau khi tưới và khống chế sự xì phèn từ lớp đất phía dưới lên.
Áp dụng phương pháp sạ lan không làm đất sẽ tiết giảm được chi phí và công lao động làm đất. Tuy nhiên, trước khi gieo sạ đậu nành, bà con cũng phải phát bỏ hoặc đốt cháy hết gốc rạ trên đồng và giữ cho mặt đất có độ ẩm thích hợp. Trong trường hợp đất quá khô, nông dân có thể tưới tràn, sau đó tháo nước ra để tạo độ ẩm cho đất, không nên sạ đậu khi đất bị khô, nứt nẻ. Sau khi thu hoạch xong lúa Đông Xuân là thời điểm tốt nhất để tiến hành dọn đất và xuống giống đậu nành ngay khi đất còn ẩm.
Cũng giống như những loại rau màu khác, việc cung cấp phân bón sẽ có tác dụng giúp cho cây trồng phát triển tốt, chống chịu được điều kiện bất lợi của thời tiết và dịch hại, cho năng suất cao. Tuy nhiên, bà con nông dân phải chú ý bón phân cân đối NPK, nhất là không để thừa phân đạm bởi cây đậu nành có khả năng hút chất đạm từ không khí, nhờ vi khuẩn cố định đạm ở trong nốt sần của rể cây.
Khi bón phân cho đậu nành, người trồng phải chia ra làm nhiều đợt, với liều lượng chung là 30 – 35 kg phân bón, gồm : ure, DAP và Kali cho 1000 m2. Theo khuyến cáo, người trồng nên bón lót phân lân trước hoặc ngay sau khi gieo sạ. Số lượng phân còn lại chia làm 3 hoặc 4 lần bón, tùy theo điều kiện đất đai và nhu cầu của cây trồng.
Người trồng đậu nành nên bón tập trung phân đạm ở giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, còn các đợt bón sau sẽ giảm dần. Lưu ý, ở mỗi đợt bón phân phải cho nước vào để ruộng đậu đủ ẩm, nhằm giúp hạt phân tan dần và ngấm nhanh vào đất. Nếu có đủ lao động, người trồng nên pha loãng phân để tưới ở giai đoạn cây con, giúp cho cây đậu phát triển tốt hơn.
Đậu nành là cây trồng cạn, nên vấn đề nước tưới cũng rất quan trọng, nhưng tưới nhiều nước quá sẽ làm cho cây đậu kém phát triển. Do vậy, bà con nên cung cấp nước đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt, tránh để ruộng đậu bị ngập úng. Nếu trồng trên đất lúa, bà con có thể áp dụng biện pháp tưới tràn bằng cách cho nước vào ngập ruộng từ 2 – 3 cm và khoảng hơn một giờ sau đó thì rút cạn hết nước ra.
Hiện nay, phương pháp tưới tràn được sử dụng phổ biến nhằm giúp cho ruộng đậu luôn giữ được độ ẩm, mặt đất không bị đóng váng, hạn chế công lao động và tiết kiệm chi phí tưới nước. Người trồng phải chú ý cung cấp đủ nước trong suốt giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu, nhất là thời kỳ trổ bông, tạo trái; kết hợp cho nước vào ruộng ở mỗi đợt bón phân để vừa dễ quản lý nước trên ruộng vừa giúp cho cây đậu phát triển tốt.
Cần lưu ý một số đối tượng nguy hiểmỞ giai đoạn cây con : Nên phòng một số bệnh như thối lở cổ rễ, bệnh héo khô cây con, sâu xám.
Ở giai đoạn cây đậu phát triển và ra hoa, đậu quả: Cần phòng trừ sâu hại lá như sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu ăn bông; bọ xít xanh, ruồi đục thân, sâu đục quả; bệnh rỉ sắt, bệnh khảm vàng, bệnh thối trái…
Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác, một trong những mối lo ngại nhất của người trồng đậu nành là vấn đề dịch hại. Có thể nói, trong suốt thời gian sinh trưởng của cây đậu nành, có hơn mười đối tượng sâu bệnh xuất hiện gây hại. Vì thế, bà con nên kiểm tra ruộng đậu thường xuyên để sớm phát hiện và có biện pháp phòng trị kịp thời.
Chú ý, đối với sâu hại trên đậu nành, nên phun thuốc phòng trừ vào thời kỳ sâu non và khi ở mật độ tới ngưỡng gây hại. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bà con phải phun thật kỹ, đúng kỹ thuật và tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng thì việc phòng ngừa sâu bệnh mới có hiệu quả cao.
Ngoài ra, trong kỹ thuật canh tác, bà con nên gieo sạ đậu nành với mật độ vừa phải, phòng ngừa cỏ dại từ 1 – 2 lần/ vụ để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của cỏ đối với cây đậu, đảm bảo ruộng sạch cỏ trước khi đậu nành giáp tán, làm vệ sinh đồng ruộng và đặc biệt là giữ ẩm trong giai đoạn trái non đến thu hoạch.
Nhìn chung, để sản xuất đậu nành đạt hiệu quả cao, nông dân nên áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó, phải chú ý áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng, sử dụng hạt giống có chất lượng tốt và có biện pháp xử lý sâu bệnh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Triệu chứng bệnh Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành. các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần. Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.
Đến thời điểm này cây đậu tương đông đã được trên dưới 1 tháng (tuỳ theo địa phương, tuỳ theo giống...), hiện đang bước vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa, do đó chúng tôi chỉ đề cập đến một số điểm chính trong kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch để bà con tham khảo, áp dụng.
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm nên cho hiệu quả kinh tế cao đồng thời còn là loại cây góp phần cải tạo đất rất tốt vì bộ rễ có nhiều nốt sần có thể tổng hợp được đạm từ không khí kết hợp với lượng chất xanh từ thân, lá là nguồn phân hữu cơ giàu đạm cung cấp thêm cho đất, nhất là với những vùng đất bạc màu.
Bệnh này đã được ghi nhận trên đậu nành trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Đầu tiên, bệnh được ghi nhận ở Philippines vào năm 1918; sau đó, ở Ấn Độ, Mã Lai, Mexico, Puerto Rico, miền nam Trung Quốc, Taiwan và Louisiana. Ở Louisiana, bệnh đã làm giảm 35% năng suất. Ngòai đậu nành, nấm bệnh còn tấn công trên các loài đậu khác, như: đậu xanh (Phaseolus vulgarus), đậu lima (P. limemsis), cowpeas (Vigna spp.), clover (Trifolium spp.), đậu nành hoang (Glycine javanica), v.v..., trên lúa và các loài cỏ dại.
Triệu chứng bệnh Đây là một bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng đậu nành, gây hại với các mức độ khác nhau, trên hầu hết các giống đang canh tác. Bệnh có thể xuất hiện trên tất cả các mùa vụ tại Đồng bằng sông Cửu long, nhưng bệnh thường phát triển mạnh vào vụ Hè Thu, khi có mưa nhiều, lớp không khí ở mặt đất có độ ẩm cao. Bệnh thường nặng ở các ruộng đậu nành xen canh với bắp.