Canh Tác Đậu Nành Trên Đất Ruộng Lúa
Cách trồng không làm đất: Muốn trồng đậu nành trên ruộng không làm đất đạt kết quả tốt cần chú ý những điểm sau: Trồng lúc đất còn ẩm, chưa bị nứt nẻ hoặc đất khi gieo hạt phải đủ ẩm. Do đó, sau khi thu hoạch lúa tranh thủ xuống giống khi đất còn ẩm, nếu ruộng quá khô cần cho nước vào tạo độ ẩm cho đất.Ruộng trước khi gieo cần cắt bớt gốc rạ, dọn sạch cỏ hoặc đốt gốc rạ và cỏ.
Trên đất nặng, không nên xom lỗ gieo hạt quá to để tránh quanh thành lỗ quá dẻ làm cho rể cây con khó mọc xuyên qua được, tốt nhất nên dùng chày tỉa có đầu nhọn, hơi dẹp. Xẻ rãnh thoát nước.
Chọn hạt giống và gieo hạt:
Tiêu chuẩn giống: Hạt được chọn làm giống phải già, no đủ, vỏ hạt không nhăn nheo, không có sâu bệnh hay hư mốc, có tỷ lệ nẩy mầm đạt từ 90% trở lên.
Tùy thuộc vào đặc điểm của giống, mùa vụ và độ phì của đất, có thể sử dụng 2 phương pháp gieo hạt sau:
Gieo theo hàng: 40 cm x 10 cm mỗi hốc 2-3 hạt, lỗ tỉa sâu 1-1,5 cm, lấp lại bằng tro trấu hoặc phân hữu cơ các loại. Lượng hạt giống khoảng 8 kg/công.
Sạ lan: Nên chú ý công tác dậm sau khi gieo 4-5 ngày để đảm bảo mật độ trong ruộng. Lượng hạt giống 8-12 kg/công.
Chăm sóc:
a. Tủ rơm:
Lượng rơm tủ: Cần 1,5 - 2 công rơm cho 1 công đậu nành. Công việc tủ rơm tiến hành ngay sau khi gieo hạt.
Lợi ích: Giữ ẩm ruộng đậu giai đoạn đầu, hạn chế cỏ dại, hạn chế tình trạng xì phèn và đất bị nứt nẻ hoặc đất bị dẻ khi tưới. Rơm rạ khi hoai mục sẽ cung cấp cho đất lượng dinh dưỡng đáng kể.
b. Phòng trừ cỏ dại:
Cỏ dại là vấn đề nan giải trong việc canh tác đậu nành, nên làm cỏ từ 1-2 lần/vụ để đảm bảo ruộng sạch cỏ trước khi đậu giáp tán. Hiện nay, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau để trừ cỏ cho ruộng đậu: Dual, Onecide, Alachlor,… Liều lượng phun theo hướng dẫn.
c. Bón phân:
Lượng phân bón khuyến cáo cho 1.000 m2 như sau: Ure: 10-15 kg; DAP: 12,5 kg; Kali: 5 kg.
Có thể sử dụng các loại phân hỗn hợp như DAP, 16-16-8, 20-20-0,… nhưng phải đáp ứng đủ nhu cầu N-P-K cho đậu.
Liều lượng và thời điểm bón:
THỜI GIAN, ĐỢT BÓN, LIỀU LƯỢNG
Trước hoặc ngay khi gieo hạt
Bón lót; 3 kg DAP + 5 kg Kali + tro trấu lắp hạt khi gieo
10- 15 ngày sau gieo
Bón thúc lần 1 2,5 –3,5 kg Ure+ 6 kg DAP
20 –25 ngày sau gieo
Bón thúc lần 2 5-7,5 kg Ure + 2 kg DAP
45 –50 ngày sau gieo
Bón thúc lần 3 2,5- 4kg Ure + 1,5 kg DAP
Chú ý: Để cây hấp thu dinh dưỡng tốt, khi bón phân ruộng phải đủ ẩm để hạt phân tan dần và ngấm vào đất. Nếu có đủ lao động thì pha loãng phân tưới lên đậu ở giai đoạn cây con.
c. Tưới nước:
Tưới tràn là phương pháp tưới phổ biến hiện nay, khi áp dụng cần đồng loạt để hạn chế công lao động, thích hợp với những ruộng chủ động nước tưới.
Cần cung cấp đủ nước trong suốt giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu nhất là giai đoạn trổ hoa, tượng trái. Cho nước vào ruộng sau đó rút ra rồi bón phân.
Đậu không chịu được ngập úng, nếu ngập úng lâu lá sẽ bị vàng, cây kém phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh:
a. Sâu ăn tạp:
Sâu gây hại vào lúc cây phát triển cành lá mạnh, cắn phá các phần xanh của lá. Cần phát hiện sớm khi còn là ổ trứng để phòng trị kịp thời: có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau Sherpa, Cyperan, Peran, Karate,…
Chú ý: nên phun thay đổi thuốc và sử dụng liều lượng theo khuyến cáo.
b. Sâu đục trái:
Đây là loại côn trùng gây hại rất quan trọng trên đậu nành tại vùng ĐBSCL. Sâu thường đục phá hạt non trong trái, sau khi nở ấu trùng 1 tuổi đã có khả năng tấn công vào trong trái rất khó phát hiện vì lỗ đục rất nhỏ. Đối với sâu đục trái phun thuốc phòng từ giai đoạn trổ hoa trở về sau là chủ yếu. Phòng, trừ bằng cách phun một trong các loại thuốc: Selecron, Regent, Karate,… Sau thời gian trổ hoa nên phun ngừa định kỳ, mỗi kỳ cách nhau 1 tuần. Chú ý nên phun thay đổi thuốc và sử dụng liều lượng theo khuyến cáo.
c. Sâu xanh:
Cũng là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên đậu nành, sâu xanh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây đậu. Sâu có khả năng kháng thuốc cao, do đó nên sử dụng luân phiên các loại thuốc. Phòng trị bằng một trong các loại thuốc sau Sherpa, Polytrin,Atabron,…
Chú ý: sử dụng liều lượng theo khuyến cáo.
d. Bệnh héo cây con:
Bệnh phân bố rộng trên các vùng trồng đậu nành, bệnh gây ra do nấm Rhizoctonia Salami, gây hại bằng cách làm giảm tỉ lệ hạt mọc mầm làm chết cây con. Thường cây con bị nhiễm bệnh ở giai đoạn 2 tuần tuổi, cây héo dần rồi chết. Bệnh gây hại nơi cổ rễ vết bệnh có màu nâu đỏ. Phòng trừ bệnh kết hợp nhiều biện pháp: sử dụng giống kháng, chọn thời vụ thích hợp, vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc hóa học: Validacin, Anvil,…
Thu hoạch:
Đậu nành có ưu điểm là chín cùng một lúc nên có thể thu hoạch đồng loạt. Khi chín, lá rụng hết, trái ngã sang màu vàng là lúc có thể thu hoạch được. Có thể sử dụng nước muối để làm rụng lá trước khi thu hoạch (không sử dụng muối đối với đậu làm giống).
Nên xử lý hạt giống trước khi xuống giống nhằm hạn chế bệnh cũng như tăng sức đề kháng cho cây trong quá trình sinh trưởng.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2010, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã triển khai mô hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện tích hơn 10ha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được thời gian mùa vụ, giảm chi phí…
Các loại đậu đỗ nói chung do lớp vỏ mỏng nên khả năng bảo vệ kém, lại chứa nhiều protein và chất béo (2 - 20%) nghĩa là những chất dễ phân giải. Mặt khác đậu đỗ lại là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại mạnh, rất dễ bị mốc, oxy hoá, lượng axit béo tăng lên, phẩm chất của đậu đỗ giảm xuống. Thuỷ phần của hạt 15 - 16% và bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tự bốc nóng.
Trung tâm Nghiên cứu & phát triển đậu đỗ (Viện Khoa học Nông nghiệp VN) vừa chọn tạo thành công và khuyến cáo các địa phương đưa vào gieo trồng giống đậu tương cao sản DT51.
Triệu chứng bệnh Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con. Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Mục đích: Cải tạo đất và có thêm thu nhập cải thiện đời sống gia dình. Bước 1: Chuẩn bị làm đất - Phát cỏ, dọn sạch đổ thành đống và đốt, sau đó dùng Trâu cày - Thời gian cày vào khoảng đầu tháng 7 dương lịch, cày xong phơi để ải trong 15 ngày - Làm luống rộng 35 - 40 cm, cao 20 cm, dài tùy theo nương, đào hốc trồng ngô với hốc cách hốc 30 cm, luống cách luống 25 - 30 cm