Dùng Phân NPK Văn Điển Cho Cây Đậu Tương
Đậu tương đông trên đất sau lúa mùa là cơ cấu cây trồng quan trọng có tác dụng cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, tăng công ăn việc làm cho bà con nông dân...
Tuy nhiên, vụ đông ở miền Bắc thường được bắt đầu từ trung tuần tháng 9 và kết thúc cuối tháng Giêng năm sau, đầu vụ mưa nhiều cây khó phát triển, cuối vụ khô lạnh, số giờ nắng trong ngày thấp, thậm chí nhiều ngày không có nắng làm cho cây trồng tổng hợp chất khô gặp nhiều khó khăn do hiệu suất quang hợp thấp, nếu không có biện pháp gieo trồng, chăm sóc đúng, đặc biệt cung ứng đủ dinh dưỡng, năng suất cây đậu có thể sẽ không cao. Để giúp bà con biện pháp trồng đậu tương đạt hiệu quả, chúng tôi giới thiệu kỹ thuật bón phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây đậu tương vụ đông.
1. Cơ cấu giống:
- Trà sớm: Gieo trước 25.9, dùng giống dài ngày (95 ngày), năng suất cao DT2008 (80 – 100 kg/sào).
- Trà trung: Gieo trước 5.10, dùng giống trung ngày 80 – 90 ngày DT84, DT96, DT90, DT 2001, AK06, ĐT26, ĐVN6, ĐVN9 (năng suất 60 kg/sào).
- Trà muộn: Gieo trước 10.10, dùng các giống ngắn ngày có thời gian 70 – 75 ngày như DT 99, ĐT 12 (năng suất 40 – 50 kg/sào).
- Lượng giống gieo: 2,5 – 3kg/sào (65 - 70kg/ha), nếu gieo vãi cần 3-4 kg/sào (90 – 100 kg/ha), tỷ lệ nảy mầm phải đạt trên 70%, trước khi gieo nên phơi 2-3 giờ ngoài nắng nhẹ để kích thích hạt nảy mầm.
2. Mật độ cây: Mật độ gieo trung bình 45 - 55 cây/m2 (30 x 12 cm/cây), riêng DT2008 gieo 30 cây/m2 (35 x 15 cm/cây).
3. Nhu cầu dinh dưỡng
Đất sản suất vụ đông là đất sau vụ lúa mùa, thu hoạch đến đâu làm đất gieo trồng đến đó, đất không được nghỉ, các chất dinh dưỡng trong đất đều cạn kiệt do cây trồng vụ trước lấy đi, đồng thời để lại một lượng hữu cơ tươi (gốc, rễ lúa). Khi phân hủy làm tăng độ chua cho đất ảnh hưởng đến môi trường phát triển cây trồng, bên cạnh đó phân hữu cơ giảm sút, nhiều nơi trồng chay đất nghèo kiệt các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây.
Vào vụ đông, nhiệt độ xuống thấp hơn, hệ thống nốt sần tự tổng hợp chất đạm của cây đậu tương hoạt động kém, để cây sinh trưởng phát triển cân đối, năng suất cao, quả và hạt chắc mẩy, đề kháng sâu bệnh, chống đổ ngã tốt cần có tới 19 nguyên tố thiết yếu cho sinh trưởng và phát triển.
Phân chuyên dụng cho đậu tương: Nhằm đơn giản và cải thiện quy trình bón phân cho cây đậu tương, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã hợp tác với các nhà khoa học nghiên cứu công thức phân tổng hợp gọi là phân bón đa yếu tố chuyên dụng cho cây đậu lạc, phân có nhiều đặc điểm ưu việt phù hợp với cây đậu tương do mang nhiều chất hữu ích hơn các loại phân tổng hợp khác:
Thành phần phân bón: Ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) còn có các chất trung lượng S, CaO, MgO, SiO2 và hàng chục loại chất vi lượng như Mn, B, Zn, Cu, Co… bảo đảm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, đề kháng tốt với sâu bệnh, đổ ngã, đạt năng suất và chất lượng cao trên các loại đất chua, đất bạc màu.
Với thành phần cơ bản là lân nung chảy, đây là phân tan chậm, giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, 1kg lân nung chảy có tác dụng giảm độ chua tương đương 0,5kg vôi, có tác dụng kích thích dinh dưỡng cho bộ rễ, giúp cho hệ thống nốt sần phát triển.
Phân chuyên cho cây đậu (4N:12P:7K) được sản xuất chuyên cho bón lót có công thức 4%N: 12P205: 7K20: 2S: 10MgO: 20CaO: 15SiO2 và các vi lượng.
4. Kỹ thuật sử dụng phân bón
Cách bón cho đất ướt dùng lối gieo vãi hoặc gieo gốc rạ: Tập trung và kết thúc gọn trong 23 ngày trước khi đậu có hoa.
Lượng bón: Đạm urê: 112 kg/ha (4 kg/sào), phân lân nung chảy: 420 kg/ha (15kg/sào BB), kali clorua: 112 kg (4 kg/sào) hoặc dùng 20kg phân NPK đa yếu tố chuyên dụng đậu lạc (560kg/ha).
Bón thúc lần I: Khi đậu có 1 lá thật (lá nhặm 3 thùy), dùng cho 1 sào BB: Trộn đều 2kg đạm urê + 1 kg kali + 15kg lân nung chảy (cho 1 ha: 56kg đạm urê, 28 kg kali, 420kg lân nung chảy) hoặc 20kg phân đa yếu tố chuyên dụng đậu lạc 4:12:7 (cho 1ha: 560kg), rắc đều trên mặt ruộng vào chiều mát lúc lá đậu khô. Tránh bón phân khi lá đậu còn ướt, đặc biệt không bón buổi sáng còn ướt sương hoặc sau mưa dễ gây cháy lá.
Bón thúc lần II: Khi đậu có 5 – 6 lá thật, chuẩn bị ra hoa, trộn đều lượng phân còn lại (cho 1 sào: 2kg kali + 3kg đạm urê, cho 1ha: 56kg kali + 84kg đạm) rải đều trên ruộng, nếu dùng phân đa yếu tố thì bón thúc bằng 84kg kali/ha (3 kg/sào Bắc Bộ).
Có thể bạn quan tâm
Bệnh này đã được ghi nhận trên đậu nành trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Đầu tiên, bệnh được ghi nhận ở Philippines vào năm 1918; sau đó, ở Ấn Độ, Mã Lai, Mexico, Puerto Rico, miền nam Trung Quốc, Taiwan và Louisiana. Ở Louisiana, bệnh đã làm giảm 35% năng suất. Ngòai đậu nành, nấm bệnh còn tấn công trên các loài đậu khác, như: đậu xanh (Phaseolus vulgarus), đậu lima (P. limemsis), cowpeas (Vigna spp.), clover (Trifolium spp.), đậu nành hoang (Glycine javanica), v.v..., trên lúa và các loài cỏ dại.
Triệu chứng bệnh Đây là một bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng đậu nành, gây hại với các mức độ khác nhau, trên hầu hết các giống đang canh tác. Bệnh có thể xuất hiện trên tất cả các mùa vụ tại Đồng bằng sông Cửu long, nhưng bệnh thường phát triển mạnh vào vụ Hè Thu, khi có mưa nhiều, lớp không khí ở mặt đất có độ ẩm cao. Bệnh thường nặng ở các ruộng đậu nành xen canh với bắp.
Một số bệnh hay gặp trên cây cà chua và cách khắc phục Hạt đậu tương Hạt giống từ khi còn được mang trên cây sắp thu họach, đến giai đọan tồn trữ và được mang ra trồng, có thể bị nhiễm nhiều lọai bệnh hạt mang mầm bệnh bên trong hoặc trên lớp vỏ hạt.
- Làm cỏ: Sau khi rải hạt giống, dùng thuốc trừ cỏ Dual 720 EC để phun diệt cỏ suốt vụ. Liều lượng sử dụng là 1-1,2 lít/hécta. Nên phun thuốc diệt cỏ trước khi phủ rơm. Nếu trồng trên đất lúa, sau gieo hạt được 10-15 ngày nếu có nhiều lúa mọc lên bị rầy di chứng từ vụ lúa trước dùng thuốc Onecide hoặc Nabu để diệt.
Năm 2010, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã triển khai mô hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện tích hơn 10ha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được thời gian mùa vụ, giảm chi phí…