Ngư Dân Miền Trung Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương

Từ mùng 2 Tết, các cảng cá ở Phú Yên, Khánh Hòa rộn ràng chuyến biển đầu năm. Mang theo lộc biển, ngư dân phấn khởi vì được mùa được giá
Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.
Ông Trần Văn Hòa, chủ tàu PY96721, tại TP Tuy Hòa, vừa vận chuyển 65 con cá ngừ đại dương, tổng trọng lượng 2,8 tấn, thu lãi hơn 315 triệu đồng. Hiện trên tàu có 8 thuyền viên, mỗi người được nhận 18 triệu để ăn Tết. Ông Hòa cho biết: “Gần 1 năm, đây là chuyến biển tôi trúng đậm nhất. Xăng giảm, phí tổn giảm,giá cá bán ra tăng lên, khiến mọi người đều phấn khởi, dự tính qua 3 ngày Tết sẽ tiếp bán biển để đánh bắt”.
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6 (TP Tuy Hòa), cho biết trước Tết vài ngày đã có 16 thuyền đánh bắt cá ngừ lãi lớn vì thu về từ 1,2-3 tấn cá/thuyền.
Theo các ngư dân ở làng biển Đông Tác (TP Tuy Hòa), vẫn còn 161 thuyền đang chuẩn bị vào cảng, mang theo niềm vui trúng mùa.
Nhiều thuyền vừa kịp đưa mẻ cá lên bờ đã vội vã bốc thêm nhu yếu phẩm nhổ neo vươn khơi để tiếp tục đánh bắt, đón Tết giữa biển khơi. Ông Tiến, chủ tàu cá tại Đại Lãnh (Khánh Hòa), cho biết: “Hiện tại có luồng cá đang đi ngang qua ngư trường Trường Sa, khu vực quanh Nhà Giàn DK1 nên tranh thủ ra đánh bắt. Dẫu biết đầu năm phải xa nhà nhưng đang mùa biển êm phải vươn khơi kiếm tiền”.
Có thể bạn quan tâm

Để ngành nông nghiệp thực sự là một trong những ngành chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, việc “làm mới” nông nghiệp đã và đang đặt ra nhiều thách thức. Trong đó không thể chấp nhận kiểu làm ăn nhỏ lẻ, manh mún mà phải chuyển sang mô hình lớn, hoạt động tập thể; đồng thời phải đưa phương tiện cơ giới vào sản xuất. Có như vậy ngành nông nghiệp mới thực sự là “tứ trụ” trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Vì vậy, dồn điền đổi thửa là một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh (chương trình) sau 4 năm triển khai, thực hiện đã thực sự trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo xã Nghĩa Lâm xác định, mấu chốt của xây dựng đời sống văn hoá và xây dựng NTM vẫn là làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tốt hơn. Từ đó, xã đã tập trung nhiều giải pháp để tăng thu nhập cho hộ dân, đầu tư cơ sở hạ tầng cho địa phương.

Anh em bạn chài ở trong đó cứ gọi điện thúc giục, báo tin biển đang có cá nên cho tàu vào sớm để ra khơi. Mỗi chuyến biển của tàu hành nghề lưới vây ở phía nam chỉ tốn khoảng trên dưới 50 triệu đồng tổn phí nên chủ tàu cũng đỡ lo. Năm 2014, tàu anh Quỳnh liên tục bám biển ở các ngư trường phía nam, phía bắc đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng; sau khi trừ chi phí mỗi bạn chài kiếm được 70 đến trên 100 triệu đồng.

Xã Triệu Thành (Triệu Phong, Quảng Trị) là địa phương nằm sát thị xã Quảng Trị gồm 4 thôn, có diện tích tự nhiên hơn 258 ha với 998 hộ. Trong những năm qua, nhất là mấy năm trở lại đây sau khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), bộ mặt của xã thay đổi từng ngày.